feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Ngày 14/9, Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cùng có cuộc gặp với Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou để thảo luận về cuộc khủng hoảng nợ công tại nước này.

Cuộc gặp 3 bên diễn ra trong khi cảnh báo quốc tế cho rằng, nợ công tại Hy Lạp đã leo lên một nấc thang mới, và một số nhà phân tích đánh giá việc vỡ nợ của Hy Lạp chỉ là vấn đề khi nào.

Sức ép vì thế đang ngày một đè nặng trên vai Thủ tướng Đức Angela Merkel khi bà phải đối mặt với sự bất bình ngay trong nước liên quan đến việc cứu Hy Lạp hay để cho nước này ra khỏi khu vực sử dụng đồng euro.

Bầu trời xanh trên cổng Brandenburg biểu tượng của nước Đức thống nhất đang bị che phủ bởi đám mây đen của cuộc khủng hoảng nợ công mà Hy Lạp là nước đứng ở vị trí mong manh dễ vỡ nhất.

Đức là nền kinh tế mạnh nhất của khối và Thủ tướng Đức Merkel cũng là người có tiếng nói mạnh mẽ nhất trong việc bảo vệ sự toàn vẹn của khu vực sử dụng đồng euro này.

Nhưng khi cảnh báo quốc tế về khủng hoảng nợ công Châu Âu đã tiến tới một mức nguy hiểm mới, thì người dân Đức không còn chắc chắn với việc Hy Lạp có nên được cứu nữa hay không?

Anh Bianca Schuetze chia sẻ: “Mọi sự dường như không được thuận lợi, tôi không biết bước tiếp theo trong cố gắng cứu Hy Lạp sẽ là gì?”.

Và một ý kiến khác - Klaus Schmidt: “Những cố gắng không mang lại kết quả thì chúng ta có lẽ nên tính đến việc ra khỏi EU”.

Thủ tướng Đức đã mất dần sự ủng hộ ngay cả trong đội ngũ kinh tế của mình khi cuộc khủng hoảng Hy Lạp leo thang.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Philipp Roesler ngày 12/9 đã có tuyên bố đi ngược với tôn chỉ mục đích của Bà Merkel rằng Hy Lạp phải được cứu, khi ông này cho rằng, để cứu EURO thì không có điều gì là cấm kỵ cả.

Bộ trưởng kinh tế Đức - Philipp Roesler cho biết: "Để ổn định đồng tiền chung EURO thì không có điều gì là cấm kỵ. Bao gồm cả việc vỡ nợ một cách có trật tự tại Hy Lạp nếu điều đó cần thiết”.

Ngày 7/9 vừa qua, Thủ tướng Đức sau khi nhận được sự chấp thuận của toà án tối cao về tính hợp pháp của việc đưa thêm nhiều tiền của Đức cho Hy Lạp vẫn kiên trì cho rằng, việc Hy Lạp ra khỏi khu vực sẽ gây ra một hiệu ứng dây chuyền nguy hiểm.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết: "Đồng euro là một sự bảo đảm cho tính thống nhất của Châu Âu. Nếu EURO tan rã thì Châu Âu cũng tan rã. Đồng euro không được phép thất bại và chúng ta sẽ không để điều đó xảy ra”.

Trong khi Thủ tướng Đức đang cố gắng một cách trật vật để Hy Lạp có thể trả nợ được và không ra khỏi khối thì một số nhà phân tích cho rằng, câu hỏi về khả năng Hy Lạp vỡ nợ, bây giờ là “Khi nào” chứ không phải là “nếu” và rằng, điều này chưa chắc sẽ dẫn đến hậu quả tồi tệ hơn nữa.

Kết quả mà mọi người đều hy vọng là có thể kéo Hy Lạp ra khỏi bờ vực phá sản và trấn an thị trường cũng như nước Mỹ rằng, Châu Âu vẫn kiểm soát được tình hình.

  • Tác giả : Minh Nguyệt, VTV


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.