feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ
Chiến tranh Xô -Đức (1941-1945) là cuộc chiến giữa Liên Xô và Đức Quốc Xã trong Thế chiến thứ hai. Trong cái guồng quay khốc liệt của chiến tranh đó đã xuất hiện nhiều câu chuyện đau lòng, vượt qua các phạm trù đạo đức, sự tưởng tượng của con người.

Nhưng có lẽ câu chuyện về một nữ y tá trẻ của Hồng quân Liên Xô bị Đức bắt làm tù binh và ép giết chết khoảng 1.500 du kích - những đồng đội của mình gây nhiều căm phẫn cũng như sự chú ý nhất. Cuộc truy tìm cũng như xét xử nữ y tá này đã gây chú ý của dư luận trong gần nửa thế kỷ.

Tội ác dã man

Antonina Maksimova đã từng là một tình nguyện viên của Hồng quân Liên Xô. Sau khi cuộc chiến vệ quốc bắt đầu nổ ra, năm 1941, cô gái trẻ Antonina theo tiếng gọi của Tổ quốc đã lên đường nhập ngũ. Cô vào quân đội và phục vụ tại chiến trường với chức danh: y tá quân y.

Mùa thu năm 1941, phát xít Đức đã thực hiện Chiến dịch Cuồng phong nhằm tấn công mạnh mẽ vào Liên Xô. Chỉ trong vòng 6 ngày, với những trận càn quét trên quy mô lớn và tàn độc nhất trong lịch sử, phát xít Đức đã giết chết hơn 1 triệu người dân Liên Xô và hơn 500 nghìn người khác cũng bị bắt.

Một ngày sau đợt tấn công dữ dội của quân Đức, nữ y tá Antonina Maksimova tỉnh dậy giữa đống đổ nát và hoang tàn của doanh trại, đang nằm đè lên hàng đống xác chết ngổn ngang. Một cô gái mới bước vào lứa tuổi 20 đã hết sức sợ hãi và kinh hoàng trước những gì đã xảy ra. Những xác chết này đều là đồng đội của cô, và Antonina Maksimova chính là người sống sót duy nhất trong tiểu đội chiến đấu của mình. Mặc dù rất sợ hãi, nhưng Antonina vẫn nhận thức được rằng: Cô phải tìm đường trở lại quân đội và tiếp tục chiến đấu.


Tuy nhiên hành trình tìm lại đơn vị mà Antonina đã từng phục vụ không phải là một điều dễ dàng khi cuộc chiến đang diễn ra vô cùng khốc liệt. Trên hành trình của mình, nữ y tá trẻ vì muốn có một việc để làm và có một chỗ ở tạm nên đã xin vào một cửa hàng nhỏ chuyên buôn bán các thiết bị y tế do Đức chiếm giữ. Và ở đây cô đã gặp một viên cảnh sát Đức, người quản lý trực tiếp cửa hàng này. Trong những ngày đầu làm việc, Antonina thấy công việc bán thuốc và các vật dụng y tế khá phù hợp với mình. Tuy nhiên, sau vài tuần làm việc, cô gái này đã bị biến thành cỗ máy giết người hàng loạt dưới sự đe doạ từ viên quản lý người Đức kia.

Vì ích kỷ, sợ chết nên Antonina đầu hàng và thực sự trở thành một cỗ máy giết người hàng loạt cho bọn phát xít. Lần đầu tiên, viên quản lý người Đức đã dí súng vào cổ Antonina và ra lệnh cô phải giết hết một nhóm gồm 27 người. Đây là nhóm du kích của Hồng quân Liên Xô đã bị phát xít Đức bắt và tống giam trong 1 thời gian khá dài. Sau nhiều lần thực hiện hành vi tra tấn dã man nhằm khai thác thông tin nhưng không thu được kết quả, quân đội Đức đã quyết định xử tử tất cả những người trong nhóm.

Địa điểm để tiến hành xử tử với nhóm du kích là một căn hầm sâu tới hơn 500m. Không chỉ có 27 người thuộc nhóm du kích, quân đội Đức còn bắt tất cả người thân của họ để cùng... xử tử. Trong đó đa phần là người già, phụ nữ và trẻ em. Trước khi thực hiện hành vi giết hại đồng bào mình, Antonina đều không giữ được bình tĩnh và trở nên cuồng dại.

Thường thì mỗi khi ra tay hạ sát du kích và người nhà của họ, Antonina đều uống thật say để quên hết mọi việc và thực hiện theo đúng yêu cầu từ cấp trên. Mỗi khi được lệnh đi giết người, cô gái 20 tuổi này không bao giờ ở trong trạng thái tỉnh táo. Cô luôn làm bạn với rượu cả trước và sau khi thực hiện những hành vi tàn ác của mình. Đã có người nói, rượu đã làm Antonina điên rồ tới mức nếu có nạn nhân nào mặc quần áo không đẹp, cô còn kéo hết quần áo của họ xuống và mỉm cười mãn nguyện rồi trực tiếp xả đạn.

Sau khi công việc kết thúc, với trạng thái không tỉnh táo, Antonina thường trang điểm thật đậm và đến những sàn nhảy để cùng giải sầu với lính Đức. Sau đó, cô lại đi đến các nhà ngục, nơi chuẩn bị diễn ra những cuộc thanh trừng đẫm máu với Hồng quân để thị sát tình hình trước khi hạ thủ. Thường thì những người bị xử tử sẽ bị che kín mắt để không biết người giết họ là ai. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, Antonina lại để phạm nhân nhìn rõ hình ảnh của cô.

Theo con số thống kê khá chi tiết, trong vòng 3 năm, một mình Antonina đã bị ép để giết hại 1.500 du kích và người thân vô tội của họ.

Cuộc truy tìm 30 năm

Mùa thu năm 1943, Hồng quân Liên Xô đã giành lại được quyền kiểm soát tại khu vực mà Antonina đang sinh sống. Hồng quân lúc này mới bắt tay vào việc trừng trị những kẻ đã giết hại du kích và dân thường Liên Xô, tuy nhiên Antonina Maksimova lại thoát tội. Nguyên nhân là cô cùng một kỹ nữ nữa đã mắc bệnh qua đường tình dục và được một viên sỹ quan Đức đưa đến một bệnh viện không rõ địa chỉ để điều trị.

Sau khi chiến tranh chính thức kết thúc vào năm 1945 với sự kiện Đức Quốc Xã đã ký kết biên bản đầu hàng không điều kiện với Liên Xô, quân đội nước này lại bắt tay vào việc trừng phạt những tội đồ của quốc gia. Trong danh sách lập nên, cái tên Antonina Maksimova đã được ghi chú: "Tội phạm đặc biệt nguy hiểm". Tuy nhiên ngoài thông tin cô gái này sinh năm 1921 ra, tất cả những thông tin khác về Antonina đều như chưa bao giờ tồn tại.

Tình báo của Liên Xô đã lưu giữ hồ sơ tội ác của Antonina Maksimova rất nhiều năm sau đó và tin rằng: Cô gái này đã mất tích. Tuy nhiên, Uỷ ban An ninh quốc gia (KGB) khi đó không tin rằng cựu y tá Hồng quân giết người hàng loạt này mất tích. Họ cho rằng cô gái này vẫn còn sống và phải chịu sự trừng phạt vì những tội ác của mình.

Một điều may mắn là những người đã từng là nạn nhân nhưng thoát chết dưới bàn tay của Antonina Maksimova lại rất nhớ khuôn mặt của cô. Một nạn nhân cho biết: "Dù cô ta có bị phanh thây, tôi vẫn nhận ra được". Thông qua những tình tiết này, KGB hy vọng rằng, họ sớm sẽ tìm ra được kẻ thủ ác.

Trong quá trình điều tra, các nhân viên của KGB đã phát hiện Antonina Maksimova không phải tên thật của cô gái này. Gia đình cùng 6 anh em của cô đều mang họ Parfyonov. Vì là con gái cả, nên khi đi học, do sự nhầm lẫn của giáo viên nên cô mới mang tên Antonina như hiện tại. Chính vì sự nhầm lẫn này mà cuộc điều tra của KGB luôn đi vào ngõ cụt. Sau rất nhiều nỗ lực tìm kiếm, nhưng cái tên Antonina Maksimova dường như đã không tồn tại.

Đến năm 1976, KGB mới phát hiện ra một tình tiết mới trong vụ án đã kéo dài hơn 30 năm. Một người phụ nữ khi làm hộ chiếu xuất cảnh tại thủ đô Matxcơva đã ghi tên của 6 anh chị em mình, những người này đều mang họ Parfyonov, nhưng cô lại có cái tên khác hẳn: Antonina Maksimova.

Tiếp tục vào cuộc điều tra, KGB tìm hiểu thêm được một thông tin khác là Antonina Maksimova đã kết hôn vào năm 1945 với một thương binh người Nga. Sau đó họ đã tìm ra nơi ở của Antonina tại một thị trấn nhỏ thuộc một tỉnh vùng núi phía Bắc của Nga. Sau khi kết hôn, cô đã cùng chồng về quê chồng sinh sống. Họ đã sống khá hạnh phúc và đã sinh được 2 cô con gái đáng yêu.

Khi biết được nơi ở của Antonina, KGB đã lập tức tiến hành bắt giữ cỗ máy giết người khủng khiếp một thời này. Antonina cũng không che giấu tội ác của mình, cô thừa nhận tất cả những gì người ta buộc tội cô là đúng. Sau khi nghe thông tin về vợ mình, người chồng đáng thương của Antonina lập tức bị đột quỵ và mất sau đó không lâu.

Một chi tiết đáng giật mình trong vụ án này là sau khi bị bắt, Antonina vẫn luôn bình tĩnh như không có việc gì xảy ra. Dường như cô ta không thấy hối hận và ăn năn với tất cả những tội lỗi do mình gây ra. Khi bị điều trần trước toà, cô đã nói với chủ toạ rằng: Cô đã giết rất nhiều người, nhưng lại không cảm thấy xấu hổ, vì nếu không giết họ thì cô sẽ trở thành nạn nhân. Đồng thời nguyện vọng của Antonina là sẽ chỉ phải ngồi tù dưới 3 năm, sau khi ra tù cô sẽ xây dựng... một cuộc sống mới.

Ngày 11/8/1978, Toà án tối cao của Liên Xô khi đó đã tuyên án tử hình đối với tội ác dã man của Antonina Maksimova. Sau khi thi hành án, Antonina Maksimova đã trở thành nữ tội phạm chiến tranh đầu tiên bị xử tử tại Liên Xô.
 
 

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.