feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ
Tôi có mặt tại sân bay Berlin Schönefeld lúc gần 5h sáng ngày 29.11.2010. Ngay trước sân bay, có khoảng 30 thanh niên Berlin đã biểu tình để phản đối cuộc trục xuất những người Việt Nam về nước. Họ mang các khẩu hiệu “Trục xuất là gây đau khổ” và “Quyền ở lại cho tất cả”.

Mặc dù cuộc biểu tình không được đăng ký trước, nhưng khoảng 70 nhân viên cảnh sát vẫn để cho tiếp diễn bởi những người biểu tình không làm ảnh hưởng tới giao thông. Sau khi làm xong các thủ tục cần thiết, tôi đã có mặt tại khu vực an ninh của sân bay Schönefeld. Tại đây có khoảng hơn 30 người Việt Nam đang bị cách ly đặc biệt, họ đã được cảnh sát liên bang đưa tới khu vực an ninh của sân bay Schönefeld. Những người này trước đó bị giữ hầu hết tại các trại giam ở Eisenhüttenstadt và Berlin-Grünau, ngoài ra còn có một số trại giam khác ở Mecklenburg-Vorpommern và Niedersachsen.

rong số những người Việt Nam bị trục xuất đợt này có một gương mặt khá trẻ ngồi im lặng trên ghế, đôi mắt hướng về phía sân bay nơi có những chiếc máy bay đang hạ cánh. Thi thoảng cậu ta ngước đôi mắt vô hồn nhìn chiếc đồng hồ trên tường như mong giờ phút được lên máy bay trở về quê hương.

Sinh ra và lớn lên tại thành phố Nghệ An, từ nhỏ đến lớn Nguyễn Mạnh Cường chưa hề biết mặt cha. Trong suốt những ngày ấu thơ Cường lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ. Vì nhà ở ngay mặt đường nên mẹ Cường mở một quầy tạp hoá đó cũng là nguồn thu nhập chính cho hai mẹ con. Cuộc sống tuy còn nhiều khó khăn nhưng Cường học rất giỏi. Ngày Cường thi đỗ đại học, mẹ Cường ứa nước mắt vì đó là món quà quá lớn mà ông trời đã ban cho bà. Sau đó mẹ mua tặng Cường chiếc máy tính – món quà lớn nhất mà Cường ao ước bấy lâu nay trở thành hiện thực.

Đang chuẩn bị bước vào kỳ thi thứ nhất tại trường đại học, Cường nhận được tin mẹ bị ngất khi đang bán hàng và phải cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Nghệ An. Thế rồi Cường cùng mẹ trải qua hầu hết các bệnh viện để rồi nơi cuối cùng mẹ Cường nằm điều trị là bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội. Người nghèo mắc bệnh nhà giàu, mỗi tuần mẹ Cường chạy thận 3 lần, đơn giá cho mỗi lần chạy thận nhân tạo là 500.000 đồng/lần và 1.500.000 đồng/lần, ngoài ra còn uống 3 lần 8 viên thuốc hỗ trợ một ngày. Dù gia đình khá giả thì chỉ sau 1 đến 2 năm là thành người nghèo ngay. Huống chi gia đình Cường bấy lâu nay chỉ đủ ăn và sinh hoạt hàng ngày, sau hơn 6 tháng mẹ nằm viện những chỗ có thể vay Cường đều vay cả nhưng tiền vào nhà khó như gió và nhà trống. Cứ nhìn mẹ sau những lần chạy thận nằm bệt trên giường lòng Cường đau nhói. Thế rồi Cường quyết định mang căn nhà đi cầm ở ngân hàng để lấy tiền chạy sang Đức, số tiền còn lại Cường đưa cho mẹ và nói dối “con xin được việc trong Sài Gòn, con đi làm rồi sẽ gửi tiền ra để mẹ có tiền chữa bệnh”. Sau hơn 3 tháng Cường sang đến Đức, đất lạ xứ người Cường không biết lấy một tiếng. Loay hoay mãi, tiền ăn còn chưa đủ huống chi tiền chữa bệnh cho mẹ. Rồi Cường gia nhập “đội quân” bán thuốc của những người đồng hương tại Berlin. Nhưng với dáng người thư sinh trói gà không chặt, mới đi bán một tuần mà Cường bị bắt tới hai lần. Sợ ảnh hưởng tới cuộc sống mưu sinh của người khác, Cường đành ở nhà thổi cơm cho cả nhóm.

Rồi như định mệnh, Cường được người đồng hương giới thiệu đến một nông trại trồng cây, đến nơi Cường mới biết đó là một nông trại trồng cần sa mà dân chơi vẫn gọi là trồng “cỏ”. Gần hai năm sống tại đây cho đến ngày bị bắt, Cường không ra ngoài tới một lần, tất cả đồ ăn và những vật dụng sinh hoạt đều được ông chủ mang đến. Với Cường, thời gian sống ở Đức có được là kinh nghiệm trồng “cỏ”, cái thứ cây mà theo Cường lớn nhanh như thổi ấy một năm có thể thu hoạch tới 4 vụ. Lợi nhuận thì Cường không biết song lương mà Cường nhận được cho 2 năm trồng “cỏ” thì quả không phải là con số nhỏ.

Khi được hỏi trở về Việt Nam Cường sẽ làm gì, nếu thời gian quay trở lại, em có sang Đức không? “Em sẽ quyết tâm ôn thi để trở lại trường đại học sau khi về Việt Nam. Nhưng nếu cho em lựa chọn một lần nữa, dù sang Đức phải đi tù em vẫn đi” Cường đáp.

Trong số 46 người bị cảnh sát áp giải lên chuyến bay đặc biệt của hãng hàng không Aeroflot (Nga) về Hà Nội, quá cảnh tại Matxcơva, có tới hơn 30 người bị bắt áp giải tới sân bay, còn lại những người tự nguyện trở về Việt Nam. 46 con người, 46 mảnh đời riêng biệt đang lặng lẽ bước lên máy bay trong số họ đã có mấy ai hoàn thành mơ ước “đi tây” đổi đời của mình…

Trao đổi với tôi, bà Beate Selders của hiệp hội hỗ trợ tị nạn Brandenburg cho biết, có 3 người bị trục xuất có hoàn cảnh đặc biệt. Đó là một thanh niên 23 tuổi bị viêm gan C rất nặng, anh ta không thể có những loại thuốc đắt tiền ở quê nhà nên cái chết sẽ không thể tránh khỏi. Một người Việt Nam khác phải để lại cả gia đình ở Đức. Một phụ nữ trẻ cũng bị trục xuất ngay trước khi kết hôn. “Những người nước ngoài không được phép quay trở lại, trước khi họ trả đầy đủ chi phí giam giữ và chi phí cho chuyến bay”, bà Martina Mauer của hiệp hội hỗ trợ tị nạn Berlin nói.

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.