feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ
http://www.sunhac.net/imgupload/im12107042561.jpgĐang mùa đông lại nói chuyện mùa hè. Hơi vô duyên! Nhưng mùa đông xứ người đi đâu cũng thấy hai màu trắng và xám, buồn thê lương, nên ai cũng mong mùa đông qua nhanh, để mùa hè nắng ửng hồng đôi má.

Hôm trước đọc thư bạn Lâm Văn về nỗi vất vả của người Việt ở Amsterdam vào mùa đông, tôi muốn viết cho bạn biết thêm việc làm ăn của bà con mình ở Berlin vào cái mùa mà người xứ nhiệt đới cho là đẹp, còn người xứ hàn đới thì sợ không dám ra đường.

Người Việt mình ở Berlin thường làm hai việc chính: mở nhà hàng và bán quần áo ở các chợ. Ngoài ra có một ít người mở cửa hàng hoa và siêu thị mini.

Người Việt mở nhà hàng hoặc làm đầu bếp tại các nhà hàng châu Á, nhưng phần lớn lấy tên nhà hàng Trung Hoa hoặc Thái Lan dù ở đó bán toàn món ăn Việt Nam. Người Đức rất thích món Việt Nam nhưng không hiểu sao không gọi nhà hàng Việt Nam. Nhiều thanh niên trẻ mới sang Đức cũng chọn làm phục vụ hay đầu bếp trong nhà hàng, dù có người ở bên nhà chưa bao giờ nấu ăn. Hỏi làm sao nấu ăn được, các bạn bảo đọc sách dạy nấu ăn và quan trọng phải biết thưởng thức món ăn đó. Cái này quá dễ, ở bên nhà ai cũng có một bà mẹ tuyệt vời nấu cho ăn. Giờ cứ nêm nếm và thử vị thấy giống như món mẹ nấu coi như ok. Khổ nhất là vào mùa đông, vì ít người ăn bên ngoài. Cuối buổi chiều ai cũng lo về nhà để cùng gia đình thưởng thức bữa tối trong không khí ấm áp của gia đình bên cạnh lò sưởi. Nên nhà hàng của người Việt vào mùa này không đông khách lắm, chỉ nhộn nhịp vào cuối tuần. Đối với các đầu bếp Việt sau một ngày đứng bếp ròng rã, thử đủ thứ gia vị và mùi vị chỉ mong một bữa cơm gia đình do… người khác nấu, chứ không phải mình nấu. Ai may mắn có hậu phương thì tốt, còn không mì gói hay cái gì đó ăn nhanh rồi bật kênh VTV4 thưởng thức các chương trình Việt Nam trong lúc đang dần dần thiếp đi. Sáng hôm sau dậy và bắt đầu mọi việc như ngày hôm trước.

Làm việc ở nhà hàng cực và không có nhiều thời gian cho bản thân. Nhưng bán quần áo ở chợ còn cực hơn dù có thể có nhiều thời gian cho mình và gia đình hơn. Tôi có bà chị họ theo chồng sang đây sau khi anh ở lại sau ngày nước Đức thống nhất. Hai vợ chồng chị bán quần áo mỗi ngày ở một chợ khác nhau và đứng suốt từ 7 giờ sáng đến lúc tan chợ vào buổi trưa.

Rất nhiều phụ nữ như chị cho biết họ chỉ có thể đứng bán giỏi lắm được 10 mùa đông và sau đó đa phần đều bị thấp khớp, không thể tiếp tục bán được nữa. Chị đã bán hàng được 9 năm rồi. Không biết khi không thể đứng bán được nữa thì chị sẽ làm gì kiếm sống. Một mình anh bán hàng không thể đủ nuôi sống gia đình vì anh chị còn hai cháu đang theo học phổ thông.

Hỏi chị sao không vào chợ Đồng Xuân hay Thái Bình Dương (ở Berlin) cho ấm áp. Chị bảo ở đó là chợ bán sỉ và chỉ những người có vốn lớn mới vào được, anh chị chỉ là người mua lại của họ rồi mang đi bán lẻ ở các chợ nhỏ thôi. Cứ mong mùa đông qua đi nhanh cho những cơn đau thôi hành hạ và hàng họ cũng đỡ phần ế ẩm.

Ngày chủ nhật đầu năm, lái xe một vòng thăm người quen, ai cũng rưng rưng nhớ mùa hè xứ mình. Ấm áp quá, không chỉ vì mặt trời xứ sở mà còn vì cái không khí quê hương.

BẢO LONG
 
 

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.