feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Ngày 1-1 không chỉ bắt đầu một năm mới hứa hẹn tạo ra bước ngoặt cho Liên minh Châu Âu (EU) trong cuộc chiến chống chọi khủng hoảng. Đó cũng là ngày bắt đầu một hành trình mới với nhiều người dân Romania và Bulgaria khi những quy định cuối cùng về hạn chế nhập cư áp dụng cho người lao động của hai nước này theo Hiệp ước Schengen được gỡ bỏ. Tuy nhiên, bước tiến được xem là quan trọng với lộ trình nhất thể hóa của EU này lại đang tạo ra những thách thức với sự hòa hợp giữa hai phần Đông - Tây của "ngôi nhà chung" 28 thành viên.

 

Thành lập từ năm 1990, Schengen là khu vực công dân các nước tham gia hiệp ước có thể tự do đi lại giữa các nước mà không cần thị thực và kiểm soát ở biên giới. Schengen được cho là sẽ thúc đẩy hoạt động giao thương và du lịch của Châu Âu. Nhưng việc tự do đi lại của người mang hộ chiếu Schengen cũng làm gia tăng tình trạng tội phạm xuyên quốc gia và làn sóng nhập cư, gây áp lực cho nhiều nước tham gia hiệp ước, đặc biệt ở những đầu tàu kinh tế như Đức, Anh, Pháp.

Trên thực tế, do các mối quan hệ lịch sử phức tạp, Bulgaria và Romania có rất đông công dân từng là người Macedonia, Moldova, Serbia, Ukraine hay Thổ Nhĩ Kỳ. Trong năm 2012, hơn 22.000 người Macedonia và hơn 20.000 người Serbia, nước không phải thành viên EU, đã xin cấp hộ chiếu Bulgaria. Hiện tại, ước tính khoảng 300.000 người Thổ Nhĩ Kỳ có gốc gác Bulgaria cũng tìm cách xin hộ chiếu tại xứ sở Hoa hồng. Trong khi đó, Romania, quốc gia có luật nhập cư thậm chí còn tự do hơn cả Bulgaria, đã cấp hộ chiếu cho hàng trăm nghìn người Moldova, nước nghèo nhất Châu Âu. Vì lý do này nên dù gia nhập EU năm 2007, song 6 năm qua Romania và Bulgaria đã nhiều lần bị từ chối vào Schengen. Người dân ở hai nước thành viên mới này buộc phải xin giấy phép lao động tại 9 trong số 25 quốc gia thành viên EU, trong đó có Anh, Pháp, Đức, Hà Lan và Bỉ.

Với việc dỡ bỏ quy định hạn chế nhập cư, người dân Romania và Bulgaria sẽ được tự do tìm kiếm việc làm tại tất cả các nước thành viên EU. Về lý thuyết, một lao động có mức thu nhập trung bình chỉ 200 euro/tháng ở Bulgaria và Romania giờ đây có thể kiếm gấp 5-6 lần con số đó nếu di cư sang phía tây. Thậm chí gia đình, con cái họ có thể sẽ được hưởng những chế độ an sinh xã hội thuộc hàng tốt nhất thế giới ở Đức, Pháp hay các nước Bắc Âu. Cao ủy EU phụ trách việc làm và các vấn đề xã hội Laszlo Andor cũng cho rằng, việc dỡ bỏ hạn chế này đóng vai trò quan trọng trong việc đối phó với tỷ lệ thất nghiệp và giúp thu hẹp sự bất bình đẳng giữa các quốc gia thành viên EU. Hiện tỷ lệ thất nghiệp tại Châu Âu đang ở mức cao kỷ lục, đòi hỏi phải có nhiều chính sách kích thích và giảm tính quan liêu, hạn chế trong kinh doanh cũng như thị trường lao động.

Tuy nhiên, việc "kết nạp" Bulgaria và Romania vào Schengen không khỏi khiến các quốc gia Tây Âu, vốn đang đau đầu vì tình trạng thất nghiệp cao, lo ngại. Một vài quốc gia có hệ thống an sinh xã hội tốt đang đối mặt với nguy cơ tiếp nhận số lượng lớn người Romania và Bulgaria di cư để hưởng những chế độ này. Thủ tướng Anh David Cameron dọa sẽ phủ quyết bất cứ sự mở rộng nào trong tương lai của Liên minh Châu Âu (EU), trong đó có việc gia nhập của các nước như Serbia và Albania, trừ khi EU đưa ra những quy định mới nhằm chấm dứt các làn sóng di cư ồ ạt giữa các nước thành viên. Trong khi đó, Liên minh dân chủ cơ đốc giáo (CDU) - đối tác chính trong liên minh cầm quyền của Thủ tướng Đức Angela Merkel - đang thúc giục ban hành những biện pháp cứng rắn hơn với người di cư. Đáng lo ngại là làn sóng di cư nếu không được kiểm soát tốt sẽ khiến người dân bản địa bất bình và có nguy cơ kích thích phong trào dân tộc cực hữu trỗi dậy. Vì vậy, trong thời gian tới, EU hẳn sẽ phải đau đầu vì sự phân hóa Đông - Tây và chắc chắn điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chính sách đoàn kết của "ngôi nhà chung" vốn đã tồn tại không ít bất đồng trong thời gian gần đây.

Quỳnh Chi, HNM


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.