feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ
Nước Đức tìm vai trò mớiGiữa lúc những bất ổn bùng phát khắp châu Âu thì một nước Đức ổn định về chính trị và thăng hoa về kinh tế lại đặt ra những dấu hỏi mới về sự quay trở lại của một nước Đức hùng mạnh với những vai trò mới.

Nỗi lo lịch sử


Xuất khẩu bùng nổ, tỉ lệ thất nghiệp giảm, chính quyền ổn định, nước Đức như một ốc đảo thanh bình, miễn dịch với những biến động xung quanh. Ấy vậy mà sự trỗi dậy đó lại làm dấy lên những mối lo lắng không nhỏ. Cuốn sách bán chạy nước Đức có tựa đề “Nước Đức lột xác” của một giám đốc bị thôi việc ở Ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank), cảnh báo rằng, nếu để dân nhập cư và người nghèo sinh đẻ quá nhiều, mà lại đào tạo không đến nơi đến chốn, thì Đức sẽ tự đào mồ chôn mình. Sự phổ biến của cuốn sách đã làm chấn động nước Đức. Các đảng bài ngoại đóng vai trò không đáng kể trong chính trị nước Đức, nhưng sự bất mãn của dân Đức lại dâng lên khắp nơi giúp cho các đảng này giành được sự ủng hộ rộng rãi.

Theo một thăm dò mới công bố, một phần ba người Đức nghĩ rằng nước họ đang bị người nước ngoài lấn lướt, đa số ủng hộ việc “hạn chế nghiêm ngặt” sự hành đạo của người Hồi giáo. Một cuộc triển lãm mới về Hitler và nước Đức ở Bảo tàng lịch sử Đức ở Berlin đang thu hút các đám đông hâm mộ khổng lồ - dấu hiệu rằng đốm tro tàn của chủng nghĩa cực đoan vẫn âm ỉ cháy.

Cuộc khủng hoảng đồng euro năm nay đã mang đến cho người Đức cả nỗi e sợ lẫn sự tự mãn. Khi khủng hoảng gia tăng, bà Thủ tướng Merkel vẫn trì hoãn chuyện Đức hỗ trợ cuộc giải cứu các nước trong khối euro đang chao đảo. Cuối cùng, một gói cứu trợ trị giá 759 ti euro (920 tỉ đô la Mỹ) cũng được thông qua sau một cuộc mặc cả sôi nổi hồi tháng 5. Đối với người Đức, điều này giống như là sự khởi đầu của “liên minh chuyển khoản” đáng sợ, một cam kết vô tận để bảo trợ chính sách về hưu sớm của Hy Lạp, điều chỉnh ngân sách của nước Ý đang tả tơi vì nạn trốn thuế và dọn dẹp mớ bòng bong của bong bóng bất động sản bị xì hơi ở Tây Ban Nha.
Người châu Âu từ lâu tin rằng người Đức nhìn thấy lợi ích của họ không thể tách rời với lợi ích của các nước châu Âu. Giờ đây họ thoáng nhìn thấy một người Đức xấu xí, khác biệt, chảnh choẹ về kinh tế và chẳng bận tâm đến quá khứ.

Cuộc khủng hoảng đã tạo nên một tôn ti trật tự mới, ít nhất là tạm thời. Nước Đức, với nền kinh tế đầy cạnh tranh, lại ít nợ nần đang ở trên đỉnh trật tự ấy. Phần còn lại đang phải tự điều chỉnh, kể cả Pháp cũng đang vật lộn để tìm lại ảnh hưởng của mình ở lục địa già.

Ngay cả trong thời hoàng kim của việc hợp nhất châu Âu Đức là một thành viên khá rắc rối. Đức quá mạnh nên khó đặt một vị trí ngang hàng với các quốc gia khác nhưng cũng chưa đủ lớn để cầm gậy chỉ huy. Đức chưa bao giờ rời mắt khỏi các lợi ích của riêng mình, không ngại va chạm với các đồng minh trong các lĩnh vực nông nghiệp, tiền tệ, thậm chí an ninh và điều đó kéo dài qua nhiều đời thủ tướng Đức.
Sau khi kế nhiệm ông Schröder, bà Merkel dường như thay thế các chính sách thích gây gổ bằng một chính sách dựa trên sự đồng thuận nhiều hơn. Bà Merkel là đòn bẩy thúc đẩy hiệp ước Lisbon, từ việc giúp EU ứng phó với việc mở rộng ra 27 nước thành viên và hình thành cơ chế đối ngoại EU, cho đến khối phục quan hệ với các láng giềng ở phía Đông, xoa dịu Mỹ và ít nương vào Nga.

Nhưng khi khủng hoảng xảy ra, bà Merkel bỗng ghẻ lạnh với các hàng xóm “chậm tiến” ở châu Âu để kết liên với các nền kinh tế đang lên ở châu Á và Mỹ Latin.

Nước Đức tìm vai trò mớiCâu hỏi về tương lai

Ở châu Âu, việc cấp bách là ổn định lại đồng euro, là nền tảng mà thể chế châu Âu dựa vào. Các thành viên khối sử dụng đồng euro đã cam kết tuân thủ kỷ luật tài chính, đưa mức thâm hụt ngân sách xuống dưới 3%. Hồi tháng 9, Uỷ ban châu Âu cũng đã đề xuất những luật lệ mới do Đức đưa ra, theo đó các thành viên phải hạn chế “mất cân bằng kinh tế vĩ mô”, chẳng hạn như thâm hụt quá đáng tài khoản vãng lai, thâm hụt ngân sách và nợ công; nước nào vi phạm sẽ bị cấm vận…

Thực hiện việc cải cách đồng euro như vậy sẽ tạo nên một châu Âu gần với Đức hơn, nhưng sẽ không phải là “nền hoà bình kiểu Đức” (Pax Germanica) mà một số nhà quan sát kỳ vọng. Ngày 18-10, bà Merkel và ông Sarkozy đã ký một thoả thuận có thể làm suy yếu cơ chế chế tài mà Uỷ ban châu Âu đề ra, cho phép các nhà lãnh đạo chính phủ được quyết định có áp đặt sự chế tài hay không. Đổi lại, Pháp ủng hộ quá trình tái cơ cấu nợ do Đức yêu cầu bất chấp sự phản đối của EU. Trục Pháp - Đức có vẻ như mạnh hơn, nhưng các định chế lãnh đạo châu Âu thì bị suy yếu đi.

Ở các lĩnh vực khác, người Đức có vai trò lãnh đạo không thể chối cãi. Họ có các tài sản mà những thành viên châu Âu khác không có được, chẳng hạn các kênh thương mại không nước nào ở châu Âu sánh nổi, (gần một nửa số xuất khẩu của châu Âu tới Trung Quốc là từ Đức). Nhiều người Đức đang giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt trong các định chế của EU và định ra “giọng điệu” của khối này. Họ cũng đi đầu trong quyết định liệu có nên công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường để áp dụng các tiêu chuẩn thương mại quốc tế hay không.

Nhưng mặc dù vậy, hướng đi chung của Đức vẫn chưa rõ. Đất nước này đang bị giằng xé bởi các khả năng mới và sự nhận thức một cách cay đắng rằng nếu đơn thân độc mã thì họ sẽ chẳng có vai vế gì trên trường quốc tế. Dân số Đức đang suy giảm; châu Âu sẽ thua thiệt trong tương quan về lực lượng lao động và kinh tế so với Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. EU cần có sự dẫn dắt của Đức nhưng lại lo ngại sự trỗi dậy của Đức. Châu Âu cũng cần sự đồng thuận, nhưng chỉ có thể đạt được đồng thuận khi Đức ra tay thúc đẩy.

Chính quyền Mỹ nhìn nhận sự trỗi dậy của Đức không bằng sự ngạc nhiên mà là sốt ruột. “Đức nổi lên trở thành một nhân tố năng động hơn trên thế giới là một điều tốt”, theo lời một nhà ngoại giao Mỹ. Mới đây nhất là Đức đã có chân trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, dẫu không thường trực. Đức cũng trở thành một đồng minh năng động của Mỹ trong chuyện trừng phạt Iran. Quan hệ Đức-Nga cũng trở nên yên ả, và mới đây cả Đức lẫn Pháp thuyết phục Nga gia nhập NATO và tham gia lá chắn phòng thủ tên lửa châu Âu.

Mỹ và châu Âu đang tìm những câu trả lời khác nhau cho câu hỏi đặt ra khi nước Đức trỗi dậy. Mỹ hy vọng một “nước Đức hướng ngoại”, ít gây ra các xung đột sức mạnh trên thế giới; trong khi châu Âu lại tìm kiếm vai trò dẫn dắt của Đức, nhưng lại muốn nước này ôn hoà lại bằng sự tự kiềm chế truyền thống của Đức.
 
 

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.