feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Trong một cuộc phỏng vấn của Deutsche Welle (DW), nhà phân tích Neil Ashdown giải thích vì sao Trung Quốc triển khai HQ-9 ở Biển Đông.

Sau đây là trích lược cuộc phỏng vấn của phóng viên đài Deutsche Welle (Đức) với nhà phân tích Neil Ashdown.

DW: Xin ông cho biết vì sao Trung Quốc lại triển khai hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa vào thời điểm này?

Neil Ashdown: Có khả năng, việc triển khai (hệ thống tên lửa HQ-9) nói trên nhằm phát đi một thông điệp đến Mỹ và các bên tranh chấp khác ở Biển Đông, trong bối cảnh tàu chiến Mỹ đã tiến hành chiến dịch tự do hàng hải trong tháng 10/2015 và tháng 1/2016.

HQ-9 có khả năng đánh chặn nhiều máy bay - bao gồm cả máy bay chiến đấu - tương tự như hệ thống S-300 của Nga.

Thông điệp là Trung Quốc có khả năng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đối với các đảo, đá ngầm và ngụ ý rằng Bắc Kinh vẫn kiên quyết theo đuổi yêu sách chủ quyền đối với Biển Đông. Trung Quốc cũng tìm cách tạo những sự đã rồi trên thực địa trước của bất kỳ phán quyết nào của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Haye về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông Trung Quốc, dự kiến được đưa ra trong tháng 6/2016.

DW: Nếu Trung Quốc thực sự đã triển khai một hệ thống tên lửa tiên tiến đất-đối-không như vậy, vì sao nước này lại chọn đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa, chứ không phải trên một trong những  đảo nhân tạo mới bồi đắp (trái phép) ở quần đảo Trường Sa?

Neil Ashdown: Quần đảo Hoàng Sa gần Trung Quốc đại lục hơn so với quần đảo Trường Sa và Bắc Kinh có thể muốn làm cho việc triển khai (hệ thống tên lửa phòng không HQ-9) ít khiêu khích hơn... (Việc triển khai) trên đảo Phú Lâm ít gây tranh cãi hơn so với một số tính năng mà Trung Quốc đã bồi đắp mở rộng trong quần đảo Trường Sa như Đá Xu Bi, một tính năng ngập trong nước khi  thủy triều dâng cao.

DW: Fox News cho biết hệ thống tên lửa được triển khai (trên đảo Phú Lâm) là hệ thống phòng không HQ-9. Vậy hệ thống này mạnh đến mức nào?

Neil Ashdown: HQ-9 là hệ thống tên lửa phòng không (SAM) thế hệ thứ 4. Trong khi không phải là hệ thống SAM tiên tiến nhất trên thế giới, nhưng nếu nó thực sự được triển khai ở đảo Phú Lâm thì đây sẽ là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa tiên tiến nhất được triển khai trên một hòn đảo ở Biển Đông.

Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 có khả năng đánh chặn nhiều máy bay, bao gồm cả máy bay chiến đấu. Nó tương tự như hệ thống S-300 của  Nga, nhưng Trung Quốc được cho  là đã phát triển được một biến thể có tầm bắn xa hơn, lên đến 230 km.

DW: Theo ông, chiến lược của Trung Quốc là như thế nào (sau việc triển khai hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 trên đảo Phú Lâm)?

Neil Ashdown: Việc triển khai này phù hợp với chiến lược quân sự hóa Biển Đông từng bước của Trung Quốc. Theo chiến lược này, Trung Quốc viện cớ  các hoạt động ngoại giao và quân sự của các bên tranh chấp và Mỹ để biện minh cho việc tăng số lượng và sức mạnh của các hệ thống khí tài quân sự được triển khai trên  các đảo (ở Biển Đông). Ví dụ, trong năm 2015, Trung Quốc bắt đầu chuẩn bị cho việc lắp đặt các hệ thống phòng không tầm ngắn trên các đảo (nhân tạo) trong quần đảo Trường Sa.

Phân tích hình ảnh vệ tinh của IHS Jane về Đá Châu Viên (Cuarteron Reef) do Trung Quốc kiểm trong quần đảo Trường Sa vào tháng 1/2016 cho thấy Trung Quốc đã xây dựng nền móng để lắp đặt các hệ thống vũ khí phòng không tầm ngắn.

Nếu Trung Quốc thực sự đã triển khai hệ thống tên lửa phòng không thế hệ thứ 4 ở Biển Đông, đây là  một sự leo thang quân sự đáng kể, một bước nhảy vọt so với việc triển khai các hệ thống phòng không tầm ngắn và tăng các chuyến bay quân sự đến các hòn đảo ở vùng biển này.

Tuy nhiên, đối với Mỹ và các nước khác, việc triển khai (HQ-9 trên đảo Phú Lâm) chưa nghiêm trọng  bằng  việc triển khai các hệ thống tên lửa hành trình chống hạm loại YJ.

DW: Vậy các nước láng giềng và Mỹ sẽ phản ứng ra sao?

Neil Ashdown: Trong ngắn hạn, Mỹ và các bên tranh chấp khác  chỉ trích động thái này và cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.

Nhìn xa hơn,  việc triển khai  (HQ-9)- nếu được xác nhận là có thật - sẽ chỉ ra rằng Trung Quốc đang có kế hoạch tăng cường yêu sách ở Biển Đông trong năm 2016 mạnh mẽ hơn so với những gì đã làm trong năm 2015. Điều này sẽ làm phức tạp tình hình ngoại giao khu vực, đặc biệt là xung quanh quyết định của tòa PCA dự kiến được đưa tra trong tháng 6/2016.

Minh Châu (Theo Deutsche Welle)

Neil Ashdown là Phó Tổng biên tập tại Intelligence Review IHS Jane.


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.