feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Mấy ngày qua, dư luận Đức đang xôn xao trước tin một thiếu niên nói tiếng Anh đột ngột xuất hiện sau 5 năm sống trong một cánh rừng ở nước này. Cảnh sát cho biết họ đang nỗ lực làm rõ gốc tích của nhân vật bí ẩn này, nhưng tới nay một trong những manh mối tốt nhất mà họ có cũng chỉ là khẩu âm đậm chất Anh của cậu ta mà thôi.

Nhân vật trung tâm của sự kiện là một thiếu niên 17 tuổi, cao 1m8, tóc vàng mắt xanh, tự nhận mình tên là Ray.

Chàng "người rừng" bí ẩn

Tấm hình duy nhất được cho là của Ray, 
do báo chí Đức đăng tải

Ray xuất hiện trước Toà thị chính Berlin hôm 5/9 và tuyên bố đã sống trong một cánh rừng ở Đức suốt 5 năm. Cậu chỉ biết chút ít tiếng Đức, trong khi nói tiếng Anh khá trôi chảy. 

Theo lời Ray, cậu và cha đẻ Ryan đã dọn tới Đức sống, sau khi mẹ Doreen qua đời vì tai nạn đụng xe cách đây 5 năm. Hai cha con thường xuyên di chuyển trong rừng, ngủ trong lều. Họ săn bắn và hái lượm, dựa hoàn toàn vào thiên nhiên để sinh sống. 

Cách đây 2 tuần, ông Ryan bất ngờ bị ngã trong lúc đi trong rừng và thiệt mạng. Ray đã chôn cất ông trong một ngôi mộ tương đối nông, không quên chèn đá lên trên mộ. Nhớ lời cha dặn phải tiến theo hướng Bắc trong tình huống xảy ra chuyện khẩn cấp, Ray đã làm theo. Dựa vào một chiếc la bàn, cậu đã đi suốt 2 tuần trong rừng trước khi tới được Berlin. 

Cảnh sát Đức tin rằng Ray có thể đã sống trong công viên quốc gia Bayerischer, với một phần trải dài sang tận CH Séc hay vùng Erzgebirge. Cả 2 khu vực này đều nằm ở phía Nam Berlin. Cậu tới Toà thị chính Berlin trong trang phục mùa đông, mang theo một balô trong có chứa một cái lều, túi ngủ và vài công cụ hỗ trợ trong điều kiện hoang dã, trong đó có một chiếc la bàn. 

Hiện Ray đã được đưa về sống ở một trung tâm chăm sóc trẻ em, trong thời gian nhà chức trách làm rõ trường hợp của cậu. Trái với thông tin của báo chí, Ray không hề có vẻ gì là một "người rừng" dù mang vóc dáng gầy gò xanh xao. "Cậu ta trông rất ổn, không giống người rừng hay bất kỳ thứ gì đại loại như vậy" - bà Miriam Tauchmann thuộc lực lượng cảnh sát Berlin cho biết.

Cảnh sát không phủ nhận khả năng Ray đã bị chấn thương tâm lý và hiện đang tiến hành các biện pháp đánh giá cần thiết. "Chúng tôi quyết tâm tìm ra gốc gác của thiếu niên này, nhưng vẫn phải đảm bảo cậu được bảo vệ, sự riêng tư của cậu không bị xâm phạm" - bà Tauchmann tuyên bố - "Nhưng trong những ngày tới, nếu không có gì tiến triển, chúng tôi sẽ buộc phải công bố ảnh và thông tin cá nhân để xem có ai nhận diện được cậu ta hay không. Chúng tôi sẽ làm tất cả có thể để tìm hiểu xem cậu ta là ai". 

Những con người "đánh mất" ký ức

Vụ việc của Ray làm người ta nhớ về hàng loạt sự kiện các cá nhân đánh mất ký ức về bản thân từng xảy ra trước đây. 

Đơn cử như hồi tháng 3/2005 tại vùng Kent, một người đàn ông trẻ được tìm thấy đang đi lang thang vô định trên một bãi biển vắng người, trong bộ quần áo sũng nước và hoàn toàn không biết bản thân là ai, cũng như anh ta tới từ đâu. 

Anh ta trở nên vô cùng hoạt bát khi ngồi trước đàn piano và có thể chơi những bản nhạc rất hay. Tài năng này khiến báo chí đặt cho anh ta biệt danh "Người chơi Piano". Dư luận phỏng đoán anh ta là một nghệ sĩ piano vùng Scandinavi, một nghệ sĩ đường phố ở Pháp và thậm chí là một nhạc công ở Séc vì chất giọng lơ lớ mang âm hưởng đặc trưng ở các vùng này. 

Cuối cùng sau nhiều tháng, "Người chơi Piano" mới lên tiếng thừa nhận anh ta là Andreas Grassi, quốc tịch Đức, 20 tuổi, đã tới Anh từ Pháp sau khi mất việc. 

Tháng 1/2007, một cô gái người Campuchia được tìm thấy khi đang "đi như một con khỉ" trong rừng, trên người không mảnh vải che thân. Quá trình điều tra người ta mới biết cô là Rochom P'ngieng, con gái một cảnh sát trưởng địa phương và đã biến mất hồi năm 1988 lúc 8 tuổi, khi đang chăn trâu ở một khu vực hẻo lánh gần rừng.

Người ta tin rằng trong 20 năm kể từ khi mất tích, P'ngieng đã sống sót trong rừng, nhưng cô bị chấn thương tâm lý rất nặng nề tới mức không thể giao tiếp với người ngoài. Các chi tiết về cuộc sống "người rừng" của P'ngieng vì thế cũng không bao giờ được tiết lộ ra bên ngoài. 

Tháng 12/2007, một người đàn ông bước vào một trạm cảnh sát ở London nói rằng bản thân bị mắc chứng quên và không thể biết mình là ai. Cảnh sát Anh nhanh chóng xác định đây là John Darwin, người được báo đã mất tích hồi tháng 3/2002, sau một lần chèo thuyền đi chơi gần quê nhà ở Seaton Carew.

Cuộc tìm kiếm Darwin đã bị huỷ bỏ khi người ta tìm thấy xác của chiếc thuyền và vài tháng sau ông được cho là đã chết. Vợ con Darwin đã tham dự một đám ma của ông này và nhận khoản tiền bảo hiểm nhân thọ lên tới hơn 1 triệu USD. 

Nhưng khi báo chí Anh đang xôn xao về trường hợp đặc biệt của Darwin, một bức ảnh đã bất ngờ xuất hiện trên Internet, cho thấy cặp vợ chồng Darwin đang nắm tay nhau rất tình cảm ở Panama. Các điều tra tiếp theo của cảnh sát phát hiện rằng hai vợ chồng đã bí mật dàn dựng vụ mất tích và cái chết của Darwin để chiếm tiền bảo hiểm. 

Các manh mối nhỏ nhoi

Trở lại trường hợp của Ray, mặc dù rất khác thường nhưng cảnh sát Đức đã bày tỏ sự tin tưởng rằng cậu đang nói thật. "Chúng tôi cho rằng câu chuyện rất đáng tin. Đó là lý do chúng tôi kiên trì điều tra về vụ việc" - một phát ngôn viên cảnh sát Berlin giấu tên nói với tờ Telegraph. 

Các chuyên gia ngôn ngữ học hiện đang làm việc cùng Ray nhằm phân tích chất giọng và tìm hiểu xem cậu tới từ đâu. Đại sứ quán Anh ở Đức cũng đã đề nghị được hỗ trợ xác định danh tính, trong khi lực lượng Cảnh sát quốc tế (Interpol) đang tích cực tìm kiếm xem Ray có trùng hợp với các thông tin tìm kiếm người mất tích trên thế giới hay không.

Các chuyên gia cho rằng để nhanh chóng xác định gốc gác của Ray, người ta cần phải giúp cậu nhớ lại ký ức. Mark Williams Thomas, giám đốc tổ chức bảo vệ trẻ em WT Associates đánh giá đây là vụ hiếm nhất ông từng thấy trong sự nghiệp của mình. Tuy nhiên không phải không có giải pháp.

“Trước tiên, chìa khoá của vụ này là người ta phải tập trung vào cậu thiếu niên" - Williams Thomas nói - "Thông tin quan trọng nhất không phải là chuyện gì đã diễn ra trong 5 năm qua mà là động lực nào khiến cậu bé vào rừng sống. Họ cũng phải nhờ sự giúp đỡ của một nhà tâm lý xem cậu ta có bị chấn thương tâm lý không. Từng bước một cậu ta sẽ nhớ lại chuyện gì đã xảy ra trong 5 năm qua. thông tin có thể không nhiều và không đầy đủ, nhưng chúng sẽ rất quan trọng" . 

Ông chỉ ra rằng các phương pháp nhận diện thông thường có thể sẽ dẫn tới ngõ cụt. Thông thường người ta có thể phân tích dữ liệu DNA, thông tin về răng miệng, dấu vân tay để xác định danh tính ai đó. Nhưng việc Ray rời nhà đi từ năm 12 tuổi khiến các thông tin này có thể tìm kiếm được. Ngoài ra việc tra cứu thông tin về người mất tích ở Anh cũng sẽ không mang lại kết quả nếu Ray tới Đức cùng cha theo con đường bất hợp pháp, và ở nhà sẽ không có ai báo cáo về sự mất tích của cậu. 

Ông nói rằng điều quan trọng nhất là Ray còn nhớ thông tin về ngày tháng năm sinh của mình. Cơ quan điều tra có thể xem xét dữ liệu sinh tại thời điểm đó ở Anh, để tìm kiếm dấu vết về một đứa con trai tên Ray. "Tôi nghĩ hướng tra cứu thông tin này nằm trong nhóm các phương tức tiếp cận dễ nhất nhưng lại giúp mang tới manh mối mạnh nhất" - ông nói. 

  • Tường Linh, TTVH

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.