feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Một gã say rượu bí tỉ quậy phá người qua đường, trước cửa một siêu thị tại Leipzig. Kristina Scholz đang tuần tra trong khu vực, nghe tiếng của hắn từ xa. Cô đi về phía y và tìm cách khống chế. Không có phương tiện. Hắn càng lúc càng hung dữ hơn và còn hăm dọa đánh cô. Nhưng Kristina Scholz, 51 tuổi, chẳng thể làm gì hơn được. Cô không có khả năng đè tên say rượu xuống đất. Và chỉ có một giải pháp: gọi điện báo cho trạm cảnh sát gần nhất. Mấy phút sau, họ đến và kè hắn đi.

Trong trường hợp đó, Kristina Scholz thấy rõ mình đụng phải giới hạn của công việc: cô không phải là cảnh sát, mà thuộc nhóm tuần tra an ninh gồm những người tình nguyện làm việc với cảnh sát. Nhiệm vụ của cô trước tiên chỉ nhằm “tạo cảm giác an ninh” cho dân chúng.

Thành phố Leipzig sử dụng tối thiểu 600 tình nguyện viên cảnh sát. Loại người này đã gây ra tranh luận trên cả nước từ nhiều năm qua. Tình nguyên viên (TNV) có mặt ở Saxe, Bavière, Hesse và Bade-Wurtemberg. Sự đóng góp của họ khác nhau, tùy theo từng tiểu bang. Với người ủng hộ, TNV góp phần quan trọng cho an ninh nội địa. Với kẻ chống đối, trái lại họ chỉ nhằm che đậy sự thiếu thốn nhân lực của cảnh sát. Theo các chuyên gia, các tiểu bang đang tư nhân hóa công việc của cảnh sát, giao cho họ nhiệm vụ bảo vệ trật tự.

Bernd Turowski, chỉ huy phòng cảnh sát tại Leipzig tuyên bố: TNV trợ giúp cho cảnh sát, không phải thay thế cho họ. Ông biết Kristina Scholz từ nhiều năm qua. Phòng cảnh sát của ông sử dụng tổng cộng 8 TNV, cả đàn ông lẫn phụ nữ, để tuần tra trung tâm thành phố. Tuần tra An ninh Saxon đã có từ năm 1998. Ứng viên phải được tối thiểu 18 tuổi, tinh thần sáng suốt, có bằng tốt nghiệp phổ thông hay chuyên nghiệp. Họ được huấn luyện 60 giờ, và chỉ làm việc 40 giờ mỗi tháng. Bernd Turowski nói rõ: “Họ có mặt trước tiên để chứng minh sự hiện hữu và làm trung gian với dân chúng”.

Hệ thống này dựa trên một câu hỏi cơ bản: đến mức độ nào Nhà nước có thể ủy thác nhiệm vụ bảo vệ công dân của mình? Nhu cầu an ninh của công dân gia tăng, và cảnh sát phải thỏa mãn bằng một ngân sách thấp nhất. Thế nhưng, an ninh lại có giá rất cao! Hệ thống tuần tra an ninh tạo ra một cảm giác an ninh giả tạo cho công dân, bởi TNV không mang vũ khí.

Chỉ vào tấm thẻ công vụ của mình, Kristina Scholz nói: “Khả năng của chúng được xác định rõ ràng ở đây”. Nó nói rõ cô có quyền thẩm vấn, giữ giấy căn cước và yêu cầu người ta đi chỗ khác. Không hơn được nữa. Từ mấy năm qua, cô cùng với đồng nghiệp Ramona Abel tuần tra mỗi tuần một lần, bình quân giá 5,11 euro/giờ. Lãnh địa của họ là trung tâm thành phố Leipzig. Trong khu vực đi bộ, cô yêu cầu người chạy xe đạp xuống xe và dắt bộ. Nhiều người thấy họ từ xa và tự nguyện xuống xe. Dù sao, hai phụ nữ này cũng giống như cảnh sát thật. Với chiếc áo blouson màu xanh lá, đội nón béret, tay cầm đèn pin và lưng mang lựu đạn cay, họ có vẻ thật uy quyền. Đó là chỗ dựa của các nhà chính trị: chỉ cần nhìn vào bộ đồng phục là họ cảm thấy an tâm.

Từ lâu, nghiệp đoàn cảnh sát xem thường các TNV như Kristina Scholz. Ông chủ tịch Rainer Wendt tuyên bố: “Họ đóng vai cảnh sát để có mặt trong khu vực”. Thế nhưng công việc của cảnh sát đòi hỏi những phẩm chất mà người ta không thể có được với thời gian học tập quá ngắn ngủi. Tuần tra là nhiệm vụ của cảnh sát. Và còn nói thêm: “Không cần đến tư nhân phụ tá cho cảnh sát”. Theo ông, TNV chỉ là một giải pháp tạm thời. Cảnh sát đã mất 10.000 chỗ làm trên cả nước trong vòng 10 năm qua. Bavière là tiểu bang duy nhất tăng thêm 1.300 người trong năm nay.
Mối lo tệ hại nhất của nghiệp đoàn đã trở thành thực tế từ lâu tại bang Bade-Wurtemberg. TNV có mặt ở đó từ năm 1963 và địa vị của họ gần giống như nhân viên cảnh sát. Với con số 1.200 người, họ mặc đồng phục, mang súng và còng. Họ chỉ khác với cảnh sát thật bằng mấy cái vạch trên cầu vai, nhưng luôn nằm dưới quyền của một cảnh sát khu vực.

Guido Söndgen, 45 tuổi, là TNV cảnh sát từ hơn 20 năm qua. Ngày thường, ông làm việc trong ngành giao thông vận tải. Đến cuối tuần mới đi tuần tra, thông thường trong toán về đêm. Reinhold Gall, tân Bộ trưởng Nội vụ tiểu bang Bade-Wurtemberg, muốn chấm dứt chuyện tư nhân hóa cảnh sát: “Chúng tôi muốn đẹp bỏ TNV. Họ được huấn luyện tối thiểu trong lúc nghề cảnh sát lại đòi hỏi rất cao. Bởi vậy, chúng tôi ngưng việc cắt giảm người, và tạo cho cảnh sát những phương tiện để hoàn thành nhiệm vụ”.

Những phản ứng này không làm cho Kristina Scholz và Ramona Abel cảm thấy khó chịu. Bộ nội vụ tiểu bang Saxe vẫn còn cần đến TNV, vì nhu cầu rất lớn. Chỉ trong vòng tám năm tới, riêng năm tiểu bang tại Đông Đức, dự định loại bỏ 30% chức vụ cảnh sát, tức là 9.600 người. Nghiệp đoàn cảnh sát cảnh báo: không chỉ hệ thống TNV tạo ra cảm giác an ninh giả tạo cho công chúng, mà trong trường hợp tai nạn xe cộ hay đạo chích xâm nhập gia cư, người dân phải chờ đợi cảnh sát đến lâu hơn. Bởi vì trong những trường hợp như thế, TNV không thể làm gì khác hơn là... gọi cảnh sát.

  • PHỤNG CAO (LCI, CAND)

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.