feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ


Hãy cùng góp phần giúp khát khao của người con Đức mang dòng máu Việt được tìm thấy cha ruột mình.

Vào ngày 26/01 vừa qua, một người Đức tên Stephan Neubauer đã đăng trên mạng các thông tin cần thiết để tìm kiếm người cha Việt Nam. Nguyên văn đoạn tìm cha như sau:

“Tôi là người Đức đang tha thiết tìm lại được bố đẻ của tôi là một người Việt Nam.

Tôi tên gọi Stephan; tên họ là Neubauer – tôi mang họ mẹ người Đức.


Tôi được sinh ra năm 1982 tại thành phố Jena vùng Thueringen nước Đức, thời đó thuộc Đông Đức. Vì nhiều trắc trở, mẹ tôi không nuôi được tôi, trao tôi cho bà ngoại tôi nuôi từ khi tôi mới một tuổi. Bố tôi là một người Việt Nam.


Anh Stephan Neubauer đang tìm cha ruột sống tại Việt Nam (Ảnh: Internet)

Theo bà ngoại tôi kể lại, bố tôi thương tôi, muốn được nuôi tôi và mang về Việt Nam nuôi, nhưng ông đã không thể ra chính quyền nhận là bố đẻ ra tôi. Thời đó người Việt Nam không được phép yêu và có con với người Đức. Ai làm những việc đó bị đuổi học, đuổi làm và phải trở về Việt Nam ngay lập tức. Bố tôi kết thúc thời gian học tập và làm việc của ông tại Cộng hòa Dân chủ Đức năm 1984, rồi rời Đức về Việt Nam. Từ đó cho tới hôm nay không ai có thể liên lạc được với ông nữa.

Nay tôi gửi tin này tới các cơ quan truyền thông Việt Nam, xin các vị đăng tải rộng, may ra cha tôi đọc được và hồi âm cho tôi. Trong trường hợp xấu nhất, ông không còn sống nữa, tôi mong ai biết ông lúc sinh thời, tạo điều kiện cho tôi trao đổi để tôi tìm hiểu về cha tôi.


Bức hình người cha duy nhất mà anh Stephan còn giữ (Ảnh: Internet)

Theo một số thông tin ít ỏi còn được lưu truyền trong gia đình tôi thì:

● Bố tôi là Trần Sang Sửu hay Trần Say Sửu hay Trần Duy Sửu


● Ngày tháng năm sinh là 28/4 hoặc 28/8, năm 1953 hoặc 1954


● Học nghề và làm việc từ 1978 tới 1984 tại nhà máy VEB Carl Zeiss Jena, Xưởng Goeschwitz, ngành quang học chính xác (Optik)


● Hồi ở ký túc xá, bố tôi ở cùng một người Việt Nam tên là Dong (Đồng, Đông, Đổng, Dóng, Dòng …?)


● Hình như bố tôi có một người anh ruột đã học đại học hay cao đẳng tại thành phố Erfurt / CHDC Đức.


Bố ở đâu? Bố có muốn cho con làm quen với bố không?


Nếu vì gia đình, con cái ở Việt Nam mà bố không muốn lập lại quan hệ với con, con hoàn toàn tôn trọng và chấp nhận điều này như một điều dễ hiểu, không có gì xấu xa. Chỉ cần bố lên tiếng cho biết để con chấm dứt cuộc đi tìm bố từ nhiều năm nay.


Ai có thông tin cho tôi xin liên lạc với:


● Stephan Neubauer, Telefon: 0049-17641101544
● Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

● Facebook: facebook.com/stephan.neubauer.581


Tôi thành thực, trân trọng biết ơn mọi thông tin, kể cả những thông tin không trực tiếp giúp tôi tìm ngay được cha. Xin cám ơn trước mọi sự giúp đỡ.


Stephan Neubauer”

Giờ anh Stephan đang sống cùng gia đình nhỏ tại Đức (Ảnh: Internet)

Đoạn thông tin cùng với lời lẽ tha thiết đã được Hội sinh viên Việt Nam tại Đức đăng lại và nhận được rất nhiều phản hồi, đa số là hi vọng anh chàng người Đức này có thể gặp lại được người cha ruột của mình. Trần Văn Thành (Huế) chia sẻ: “Xúc động với tình càm của người con vạn dặm tìm cha. Xin chia sẻ và phổ biến giúp bạn. Có được một người con thế này, thật có phúc thay!”.

Hội sinh viên Việt Nam tại Đức và các trang web Đức đã đăng tải thông tin (Ảnh: Internet)

Không ít những giải pháp được đặt ra để giúp đỡ một phần nào công cuộc tìm kiếm tình máu mủ này. Lê Thu Hòa (Thanh Hóa) hiến kế: “Có thể tìm đến sự giúp đỡ của chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” của Đài truyền hình Việt Nam ấy. Em thấy có nhiều trường hợp tìm được người thân, ba mẹ là người nước ngoài từ hồi còn chiến tranh cơ”.

"Thực ra, anh Stephan này tìm cha không khó lắm. Người Đức ghi chép tỉ mỉ mọi vấn đề từ cách nay cả ngàn năm. Anh ta có thể đến Rathaus, hay đến trường cũ truy tầm hồ sơ của cha. Chắc chắn là tìm được chính xác người cha của mình”, một bình luận khác.

Cuộc tìm kiếm này khiến gợi nhớ đến hành trình tìm cha Việt của cô gái người Đức khá nổi tiếng tên là Franziska Garcia – một kiện tướng trong đội tuyển bóng ném quốc gia ở Bayern. Cô đã gửi thư đến Thời báo Việt Đức với mong muốn tìm được cha ruột. Tờ báo phải thốt lên: “Có một cô gái Đức thiết tha tìm bố đẻ người Việt vốn chưa từng biết từ khi lọt lòng, thật cực kỳ hiếm!”

Cô gái Franziska (giữa) đã đoàn tụ được với cha mình (trái) và ông nội (phải) (Ảnh: Internet)

Rất nhiều người đã chia sẻ thông tin và giúp đỡ cô gái 27 tuổi, họ viết thư nhờ chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” và may thay, sau hơn 1 năm tìm kiếm, cô đã đoàn tụ cùng người cha chưa bao giờ gặp mặt.

Dù sinh ra và lớn lên ở nước ngoài nhưng có những con người vẫn thiết tha nhớ và tìm về nguồn cội như một bản năng sâu thẳm trong tâm hồn, trong dòng máu Việt. Vì vậy, hãy cùng chung tay chia sẻ bài viết này để có thể giúp ước mơ tìm được cha ruột của anh Stephan có một cái kết đầy hạnh phúc.

  • Theo NCĐT


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.