feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Những người mới chuyển về vùng nông thôn chia sẻ họ đưa ra quyết định này vì cộng đồng ở đây gắn kết chặt chẽ hơn và chi phí sinh hoạt, xây một căn nhà ở nông thôn thấp hơn so với thành phố.


Foto: Các siêu thị di động là sự thay thế tiện ích cho người già ở các làng quê. (Ảnh: DW)


Các thành phố ngày càng phát triển, các vùng nông thôn đang ngày càng trở nên vắng vẻ - đó là xu hướng dễ dàng nhận thấy ở nhiều nước châu Âu trong những năm qua. Tuy nhiên, xu hướng này đang bị đảo ngược ở một số vùng của Đức.

Cấu trúc yếu kém, đó là cái mà chúng tôi gọi là vùng nông thôn, nơi dường như không có gì để thu hút giới trẻ.

Các ngôi làng chủ yếu là người già và hưu trí, nơi không có việc gì để làm, không tiệm bánh, không cửa hàng tạp hóa, không bác sỹ, cũng không sở cứu hỏa.

Các khu vực nông thôn trên khắp châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng dân số suy giảm khi ngày càng có nhiều người đổ về các thành phố lớn.

Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), từ năm 2015 đến 2020, đã có 355 trong số 406 khu vực chủ yếu là vùng nông thôn ở các nước Liên minh châu Âu (EU) ghi nhận số người ra đi nhiều hơn số người ở lại, đặc biệt thanh niên và người trong độ tuổi lao động giảm mạnh nhất.

Ngược lại, số người từ 65 tuổi trở lên ở các vùng nông thôn này tăng trung bình 1,8% mỗi năm.

Điều để tại hệ quả khá nghiêm trọng khi các thành phố ngày càng đông đúc và cuộc sống trở nên đắt đỏ hơn

 Nhà ở khan hiếm và áp lực ngày càng tăng khi diện tích xây dựng bị tận dụng trên từng mét không gian xanh cuối cùng.

Trong khi đó, ở khu vực nông thôn, số lượng việc làm bị bỏ trống và cảm giác bị bỏ lại phía sau ngày càng gia tăng.

Dân số giảm dần ở miền Đông nước Đức

Trong 3 thập kỷ, làn sóng di cư ở Đức chỉ diễn ra theo một hướng: từ nông thôn ra thành phố. Sau khi thống nhất nước Đức vào năm 1990, tình trạng này càng thấy rõ rệt ở các bang miền Đông nước Đức, thậm chí một số vùng nông thôn đã trải qua tình trạng suy giảm dân số khủng khiếp.

Trong khi, số lượng dân cư ở các thành phố lớn như Leipzig, Munich và Berlin đã tăng hơn 20% trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2020.

Tuy nhiên, từ năm 2008 đến 2021, xu hướng này dường như đã dừng lại, được thể hiện qua số liệu thống kê của liên bang và tiểu bang.

Đặc biệt từ năm 2017, khi sinh viên, thực tập sinh và người nước ngoài vẫn tiếp tục đổ đến các thành phố thì ngày càng có nhiều người trong độ tuổi từ 30 đến 49 cùng con cái họ, thậm chí cả các chuyên gia trẻ trong độ tuổi từ 25 đến 29 lại chuyển về các vùng nông thôn.

Xu hướng chuyển ra vùng ngoại ô

Viện Dân số và Phát triển Berlin, một tổ chức tư vấn nghiên cứu về sự thay đổi nhân khẩu học và tác động đối với xã hội, đã lưu ý rằng ngày càng có nhiều người chuyển đến các khu vực nông thôn hơn trước đây.

Cùng với Quỹ Wüstenrot, tổ chức tư vấn này đã phân tích dữ liệu thống kê và xem xét hệ quả của việc thay đổi mô hình di cư ở Đức.

Nhà tâm lý Xã hội học Frederick Sixtus của Viện Dân số và Phát triển Berlin cho biết vào năm 2021, khoảng 2/3 các cộng đồng sinh sống ở nông thôn đều ghi nhận số người di cư đến tăng. Một thập kỷ trước, điều này chỉ đúng với khoảng 1/4 cộng đồng nông thôn.

Không gian sống rẻ hơn, môi trường thiên nhiên tốt hơn

Cũng trong một phần phân tích về mô hình di cư, các nhà nghiên cứu đã dành một tuần để khảo sát 6 cộng đồng ở các khu vực nông thôn khác nhau trên khắp nước Đức hiện đang ghi nhận sự gia tăng đáng kể số người mới di cư đến.

Sau nhiều cuộc nói chuyện, những người mới đến những ngôi làng ở nông thôn chia sẻ họ đưa ra quyết định này vì cộng đồng ở đây gắn kết chặt chẽ hơn và chi phí xây dựng một căn nhà ở nông thôn thấp hơn so với thành phố.

Trong nhiều cuộc phỏng vấn, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng điều mọi người đang tìm kiếm trên hết là không gian sống rẻ hơn, gần gũi với thiên nhiên hơn và trên hết là ít ô nhiễm hơn.

Internet nhanh và chăm sóc trẻ em là điều bắt buộc

Lựa chọn làm việc tại nhà hàng ngày hoặc thậm chí là nhiều người chấp nhận thời gian di chuyển đến thành phố lâu hơn.

Nhà nghiên cứu xã hội học Sixtus giải thích: “Khái niệm sống và làm việc ở cùng một nơi hoàn toàn không còn cần thiết nữa, thậm chí không còn tồn tại nữa.” Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy xu hướng này.

Điều quan trọng đối với những người mới đến là cơ sở hạ tầng hoạt động tốt, trên hết là Internet nhanh.

Một cư dân mới cho biết: “Chắc chắn rồi, trường học và trường mẫu giáo là những thứ cần phải có ở đó. Nếu không, dù là nhà đẹp nhất hay rẻ nhất trên thế giới thì cũng không thể chấp nhận được.”

Phong cách khác nhau của cuộc sống làng quê

Các nhà nghiên cứu cũng khảo sát cả tác động của những cư dân mới đến đối với người dân địa phương.

Những người lớn lên ở nông thôn trước khi đến sống ở các thành phố lớn thường dễ dàng thích nghi hơn. Nhưng bản chất gắn bó của cuộc sống làng quê có thể phải mất một thời gian để làm quen.

Một người mới chuyển về nông thôn chia sẻ rằng: “Ban đầu mọi việc không hề dễ dàng để làm quen: mọi người đều quan tâm chăm sóc nhau. Trong khi điều đó không có được ở các thành phố lớn, nơi mọi người thường không biết mình là ai. “Mọi người đều thăm hỏi nhau khi gặp nhau trên đường phố. Đó là một cảm giác tuyệt vời, nhưng không dễ gì mà quen ngay được”./.

Phương Hoa (Vietnam+)


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.