feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Làn sóng bài người Do Thái đang lan rộng ở châu Âu, đặc biệt là ở Đức, khiến Thủ tướng Angela Merkel phải lên tiếng báo động và kêu gọi ngăn chặn.

Trên chương trình truyền thông hàng tuần của mình, Thủ tướng Merkel hôm 23.1 cho biết phong trào bài Do Thái đang phát triển mạnh ở Đức và đáng báo động hơn những gì người Đức có thể hình dung.

“Bài Do Thái ở Đức lan rộng nhanh hơn nhiều người nghĩ và hành động này cần phải được ngăn chặn, đặc biệt là trong những người trẻ đến từ những nước có mối thù hằn đối với người Israel (Do Thái)”, bà Merkel phát biểu, theo Haaretz. Thủ tướng Merkel kêu gọi tăng cường giáo dục giới trẻ ở Đức về sự đóng góp của cộng đồng Do Thái vào sự phát triển khoa học, văn hóa, xã hội và kinh tế của nước Đức.

Phong trào bài Do Thái không chỉ tồn tại ở Đức với những cuộc biểu tình đòi tẩy chay và đe dọa cộng đồng này mà còn lan sang nhiều nước ở châu Âu, trong đó có Pháp và Anh, là những nước có cộng đồng người Do Thái sinh sống đông hơn nhiều ở Đức. Các tổ chức cực hữu "mọc lên như nấm" ở Pháp, Anh, Đức, Hy Lạp, Hungary, Thụy Điển và Ý  nhằm chống lại người Do Thái, theo RT.

Nguyên do từ người tị nạn?

Tổ chức của những người Israel JNS cho biết những người tị nạn xuất phát từ những quốc gia vốn có “hận thù sắc tộc” với người Do Thái và Israel đã làm bùng lên phong trào bài Do Thái ở Đức khi có những nhà lãnh đạo Đức gốc Do Thái  phản đối tiếp nhận dòng người tị nạn.

JNS cho biết nhiều lãnh đạo gốc Do Thái xem dòng người tị nạn là mối đe dọa cho an ninh và trật tự xã hội của nước Đức. Chính những nhà lãnh đạo này đã làm họ tức giận và trả thù bằng những cuộc biểu tình phản đối, kể cả tổ chức những tấn công trực tiếp vào người gốc Do Thái trên đường phố ở Đức.

Ông Josef Schuster, Chủ tịch Hội đồng trung ương người Do Thái ở Đức, trong bài phát biểu hồi tháng 11.2015 cho biết dòng người người tị nạn đến Đức “đã tạo ra môi trường khiến sự thù địch nhằm vào người Israel và phong trào bài Do Thái trở nên phổ biến hơn”, theo Israel National News. Phát biểu này được Thủ tướng Merkel nhắc lại hôm 23.1.

Khoảng 10.000 người Do Thái đã phải rời bỏ châu Âu để trở về Israel hồi năm 2015, Washington Post dẫn nguồn từ truyền thông của người Do Thái.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng bày tỏ quan ngại phong trào này khi tiếp một đoàn người Do Thái ở Đức tại Điện Kremlin hôm đầu tuần. Ông Putin nói rằng sẵn sàng chào đón người Do Thái nếu họ đến nước Nga và xin làm công dân nước này. Nga từng là nơi sinh sống của cộng đồng người Do Thái sau Thế chiến thứ II nhưng đã phải di cư sang châu Âu và Mỹ trong những năm cuối cùng của Liên bang Xô Viết, theo RT.

Minh Quang, TN


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.