feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Một khi nhận ra rằng chỉ còn một lựa chọn khác là bị cô lập, gần như chắc chắn người Đức sẽ phải nhượng bộ để cho đồng euro một cơ hội sống sót và bỏ qua lợi ích quốc gia.

Khi kết quả thành công của bầu cử Hy Lạp hay nỗ lực tái cấu trúc các ngân hàng Tây Ban Nha cũng không thể cứu thị trường tài chính thoát khỏi thảm họa, eurozone cuối cùng cũng bộc lộ điểm yếu chết người. Tất cả những sáng kiến nghiêm túc được đưa ra để giải quyết khủng hoảng từ hồi năm 2009 – mục tiêu thắt chặt tài khóa thực tế hơn, trái phiếu chung Eurobond, quỹ cứu trợ chung cho toàn châu Âu, gói nới lỏng định lượng từ ECB – đều bị Đức từ chối hết lần này đến lần khác.

Cũng cần phải chú ý đến vị thế địa chính trị đặc biệt của Đức. Đức quá lớn và quá hùng mạnh để có thể chung sống với những người láng giềng châu Âu trong một cấu trúc chính trị được điều hành hoàn toàn bởi lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, Đức lại chưa đủ lớn và đủ mạnh để có thể hoàn toàn lấn át các nước còn lại, giống như Mỹ chi phối toàn bộ Bắc Mỹ hay Trung Quốc chi phối các nước viễn Đông.

Các chính trị gia nước Đức khôn ngoan đã nhận ra điều này từ sau năm 1945 và loại bỏ lợi ích quốc gia khi gia nhập liên minh châu Âu. Tuy nhiên, thật không may là bài học này đã bị Thủ tướng đương nhiệm Angela Merkel lãng quên. Mục tiêu của Thủ tướng Đức là tạo ra một châu Âu với tất cả các thành viên sống, làm việc và có các chính phủ hoạt động theo nguyên tắc của người Đức.

Cơ hội sống sót duy nhất của châu Âu giờ đây phụ thuộc vào sự quyết đoán trong việc tiến tới liên minh tài khóa và chính trị. Tại hội nghị sẽ diễn ra trong vài ngày tới, Pháp, Italia và Tây Ban Nha có thể giành lại ưu thế từ bà Merkel bằng cách đưa ra phán quyết cuối cùng: đi theo Thủ tướng Pháp Hollande. Ba nước Địa Trung Hải này có thể nhất trí về một chương trình chắc chắn có thể cứu được đồng euro: thành lập liên minh ngân hàng, phát hành Eurobond và thực hiện nới lỏng định lượng. Nếu bà Merkel cố gắng chống lại các chính sách này, các nước còn lại sẵn sàng mời bà rời khỏi eurozone. Không có Đức, eurozone sẽ giảm thiểu được sự mất cân đối trong khi tăng cường tính gắn kết về mặt chính trị. Với đồng euro yếu đi và lạm phát tăng lên, các khoản nợ có thể được giải quyết dễ dàng.

Bà Merkel có thể dựa vào luật pháp để có thể ở lại eurozone. Trong trường hợp này, các nước khác có thể sử dụng quân át chủ bài: giảm lãi suất và giảm giá đồng euro để tăng khả năng cạnh tranh. Khi đó, các chủ nợ sẽ ủng hộ kế hoạch mua trái phiếu của ECB. Đức chắc chắn sẽ phản đối, nhưng kể cả khi có được sử dụng hộ từ Phần Lan, Slovakia, Áo và Hà Lan, Đức chỉ có thể có nhiều nhất 7 phiếu trong tổng số 23 phiếu bầu.

Một khi nhận ra rằng chỉ còn 1 lựa chọn khác là bị cô lập, gần như chắc chắn người Đức sẽ phải nhượng bộ để cho đồng euro một cơ hội sống sót bằng cách đồng ý chia sẻ gánh nặng nợ và bỏ qua lợi ích quốc gia.

  • Anh Thư (Theo TTVN/Reuters)


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.