feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Dư luận thế giới, nhất là khu vực sử dụng đồng euro (khu vực Eurozone) đã có phản ứng ngay sau khi hãng Fitch Ratings hạ thấp tín nhiệm tín dụng của 5 quốc gia tại khu vực kể trên. Bởi việc này diễn ra chỉ 2 tuần sau khi hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's bất ngờ hạ mức xếp hạng của 9 nước trong khu vực Eurozone. Hơn nữa, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 42 đang diễn ra tại Davos, Thụy Sĩ, trong đó có đề cập tới cuộc khủng hoảng nợ công đang diễn ra tại khu vực Eurozone.

Fitch Ratings đã hạ bậc tín nhiệm của 5 nước khu vực Eurozone (Italia, Tây Ban Nha, Bỉ, Slovenia và Cyprus), sau khi cảnh báo về một cuộc khủng hoảng thanh khoản quy mô lớn sắp xảy ra.

Theo đó, Italia bị hạ từ bậc A+ xuống còn A-; Bỉ từ AA+ xuống AA; Slovenia và Tây Ban Nha cùng bị hạ từ AA- xuống A và Cyprus từ BBB xuống còn BBB-. (BBB- là mức xếp hạng thấp nhất trong thang bậc đánh giá tín nhiệm, chỉ đứng trên mức tuyên bố phá sản). Fitch Ratings cho rằng, cả 5 nước kể trên đều dễ bị tổn thương trong ngắn hạn trước các cú sốc về tiền tệ và tài chính, cũng như không đáp ứng những quy định về dự trữ đồng euro.

Fitch Ratings khuyến cáo, có tới 50% nguy cơ 5 nước kể trên sẽ bị cắt giảm hơn nữa mức xếp hạng tín dụng trong 2 năm tới, cho dù nhiều chính phủ trong khu vực vẫn đang nỗ lực thực hiện nhiều chính sách thắt lưng buộc bụng nhằm cắt giảm các khoản nợ công khổng lồ.  

Trong số 5 quốc gia kể trên, đáng quan tâm nhất là Italia, quốc gia đang phải đối mặt với sự tăng trưởng quá chậm trong khi núi nợ ngày một cao. Với tư cách là nền kinh tế lớn thứ 3 của khu vực Eurozone, nên việc Italia bị hạ bậc tín nhiệm có ảnh hưởng nhất định tới "lục địa già".

Ngày 27/1, hàng nghìn công nhân Italia đã tuần hành trên các đường phố ở thủ đô Rome, phản đối gói thắt lưng buộc bụng mà chính phủ của Thủ tướng Mario Monti mới công bố. Người dân Italia thực sự lo ngại về triển vọng kinh tế của nước này bởi theo thống kê, với khoản nợ công hiện đang ở mức 1.900 tỷ euro, chiếm khoảng 120% GDP, cùng với chi phí vay mượn và tỷ lệ thất nghiệp cao.

Được biết, Italia sẽ bán 440 tỷ euro (khoảng 561,67 tỷ USD) trái phiếu chính phủ và trái phiếu kho bạc trong năm 2012, nhưng đây là nhiệm vụ khó khăn bởi tăng trưởng GDP thực tế của nước này là 0%.

Bà Christine Lagarde (trái) và ông Jose Manuel Barroso (phải).

Cũng trong ngày 27/1, Chủ tịch ủy ban châu âu (EC) Jose Manuel Barroso nhấn mạnh, khu vực Eurozone phải làm mọi việc có thể để tránh cho Hy Lạp khỏi bị vỡ nợ. Tuyên bố của ông Jose Manuel Barroso được đưa ra trước thềm hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Liên minh châu âu (EU) diễn ra tại Brussells hôm 30/1. Tuy nhiên, giá trị của đồng euro vẫn giữ ở mức cao sau quyết định hôm 27/1 của Fitch Ratings. Theo đó, đồng euro tăng 0,9% lên 1,3220 USD/euro (khoảng 5h ngày 28/1, theo giờ Việt Nam), chạm mức cao nhất kể từ ngày 13/12/2011.

Giới chuyên môn cũng quan tâm tới yêu cầu của Đức khi nước này hối thúc Hy Lạp trao quyền kiểm soát ngân sách cho các tổ chức châu âu như một phần trong thỏa thuận của gói giải cứu thứ hai.

Theo kế hoạch của Đức, Athens sẽ chỉ được phép thực hiện các quyết định chi tiêu bình thường sau khi trả hết nợ. Với tư cách là nền kinh tế lớn nhất châu âu nên yêu cầu của Đức được dư luận chú ý, hơn nữa lại đưa ra trong khi các cuộc đàm phán nhằm kết thúc gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro cho Hy Lạp gần kết thúc.

Thủ tướng Đức Angela Merkel từng nhấn mạnh, ưu tiên hàng đầu của khu vực Eurozone trong năm 2012 là đảm bảo gói cứu trợ thứ hai cho Hy Lạp - phải được quyết định trước khi châu âu có thể bắt đầu bàn tới việc làm cách nào để thúc đẩy tăng trưởng và tạo công ăn việc làm mới.

Giới chuyên môn cũng từng khuyến cáo, nếu thỏa thuận với khu vực tư nhân không giúp giảm nhẹ gánh nợ cho Hy Lạp, hoặc IMF không sẵn sàng cam kết bơm thêm tiền thì chính phủ các nước EU sẽ phải tăng phần đóng góp của mình trong nỗ lực giải cứu Athens thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ công. Tuy nhiên, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu âu (ECB), ông Mario Draghi lại cho rằng, những khoản vay mới dành cho ngân hàng các nước thành viên trong khu vực đồng euro đã góp phần đảo ngược sự sụp đổ lớn về tín dụng tại "lục địa già".

Giám đốc điều hành Quỹ bình ổn tài chính châu âu (EFSF) Klaus Regling cũng cho biết, vẫn còn rất nhiều tiền trong quỹ này và tin rằng, IMF sẽ lại giúp châu âu nếu có thêm một thành viên của khu vực Eurozone cần tới cứu trợ giống như Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha.

Trong một diễn biến hữu quan, ngày 27/1, Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde đã kêu gọi các nước châu âu "tự giúp mình, thậm chí nhiều hơn nữa" để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính, đồng thời cho rằng Mỹ và Nhật Bản phải giảm nợ và thâm hụt ngân sách. Dư luận cũng quan tâm tới lời kêu gọi của Thủ tướng Anh David Cameron khi ông cho rằng, EU hiện chưa có bất kỳ nhân tố then chốt nào có thể hỗ trợ cho một đồng tiền thành công.

Tỷ phú George Soros cũng nhận định, mọi phản ứng của châu âu đối với khủng hoảng tài chính 2007-2008 đều sai do không quan tâm đến cơ chế hoạt động của các thị trường tài chính và châu âu không thể giải quyết khủng hoảng chỉ thông qua cải cách cơ cấu và trái phiếu Euro là một giải pháp không thể thiếu.

  • Lê Trịnh-Trọng Hậu, CAND


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.