feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Châu Âu cần học từ Mỹ, nước có một liên minh tiền tệ có thể coi như thành công nhất trong lịch sử.

Trong cuộc chạy đua để cứu đồng euro, nhiều người châu Âu đã tìm thấy bài học từ Mỹ, nước có một liên minh tiền tệ có thể coi như thành công nhất trong lịch sử.

Hội đồng chuyên gia kinh tế Đức đã đề xuất ra giải pháp dựa theo mô hình của chính phủ liên bang Mỹ đã đưa ra từ năm 1790.

Người Mỹ đã cho thấy rằng một liên minh tiền tệ không thể tồn tại mà không có sự hợp tác về tài khóa. Và người Mỹ hiện vẫn có thể vay tiền ở mức lãi suất 2% nhờ vào thị trường trái phiếu thanh khoản tốt được đảm bảo bởi Fed.

Nếu xem xét kỹ hơn, tình hình tại Mỹ phức tạp hơn rất nhiều. Ban đầu, liên minh tiền tệ và tài khóa thống nhất thực tế có giúp cho kinh tế Mỹ phát triển trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khung chính sách tài khóa và tiền tệ còn yếu đến nỗi nó không đóng góp được nhiều cho quá trình xây dựng đất nước.

Nước Mỹ bắt đầu quá trình xây dựng đất nước trong tình trạng tài khóa đầy khó khăn. Chính phủ và chính quyền các liên bang nợ nần chồng chất bởi trước đó phải vay rất nhiều tiền chi tiêu cho cuộc chiến tranh giành độc lập.

Ông Alexander Hamilton, Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Mỹ, khẳng định thực sự cần phải khôi phục niềm tin vào nước Mỹ để giúp kinh tế tăng trưởng. Năm 1790, ông đề xuất chính phủ liên bang tập hợp và quản lý nợ nần của các bang và sau đó lên lịch trả nợ cũng như lãi suất.

Kế hoạch của ông Hamilton cũng đối đầu với khá nhiều vấn đề. Chính quyền bang Virginia và một số bang miền Nam đã trả xong nợ phẫn nộ khi họ bị yêu cầu phải hỗ trợ cho các bang khác. Ông Hamilton lo lắng về tương lai của liên minh nếu kế hoạch của ông tan vỡ: “Tín dụng của chúng ta sẽ tan vỡ và biến mất, các bang bị tan rã và tự lo cho riêng mình.”

Cuối cùng bang Virginia cũng rút lại sự phản đối để đổi lại cho việc nhận được nguồn vốn mới. Tuy nhiên thành công của Hamilton trong việc xây dựng một liên minh tài khóa không đồng nghĩa nước Mỹ hiện có cơ chế chính sách tài khóa chuyển nguồn lực từ bang mạnh sang bang yếu.

Trong thế kỷ tồn tại đầu tiên của nước Mỹ, sự hiện diện của chính phủ liên bang ở mức rất hạn chế. Tổng chi tiêu của chính phủ thường chỉ ở mức khoảng chưa đầy 2% GDP (so với mức 25% hiện nay), không khác mấy so với tổng chi tiêu của Liên minh châu Âu tính tương quan với tổng GDP Liên minh châu Âu. Phần lớn tiền dành cho hoạt động quốc phòng.

Việc chính phủ liên bang quản lý nợ chiến tranh vào năm 1790 không có nghĩa toàn bộ chính phủ liên bang đứng sau lưng họ. Cũng giống như các nước châu Âu đã tính đến khả năng có một trái phiếu chung của khu vực đồng tiền chung châu Âu. Thập niên 1820 và 1830, chính quyền nhiều bang vay tiền từ nước ngoài để có tiền xây kênh đào và một số dự án phát triển khác.

Giáo sư Jonathan Rodden thuộc đại học Stanford khẳng định một số nhà đầu tư vào trái phiếu đã tin rằng chính quyền liên bang sẽ đứng đằng sau hỗ trợ các bang. Tuy nhiên kỳ vọng đó không trở thành hiện thực khi sau thời kỳ khủng hoảng thập niên 1830, 9 bang vỡ nợ. Thập kỷ sau đó, phần lớn các bang áp dụng quy định cân bằng ngân sách để hạn chế nợ tăng cao. Giáo sư Michael Bordo của đại học Rutgers khẳng định chính phủ các nước châu Âu cần cấm các vụ giải cứu và yêu cầu làm theo luật.

Ở giai đoạn đầu của liên minh tiền tệ, đã 2 lần chính phủ Mỹ thành lập Ngân hàng Trung ương và sau đó giải tán bởi nhiều bên không thích nó. Ngân hàng riêng của từng bang phát hành đồng tiền riêng. Các bang miền Nam tăng trưởng nhanh và hay đối đầu với tình trạng thiếu tiền, lãi suất cao.

80 năm qua, nước Mỹ chưa lúc nào thực sự có một Ngân hàng Trung ương, vì vậy thường phải đối đầu với các cuộc khủng hoảng ngân hàng và khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên liên minh kinh tế bên trong nước Mỹ tồn tại vững chắc (khu vực miền Nam, trước và sau nội chiến, là ngoại lệ). Dù các tổ chức tài khóa và tiền tệ của Mỹ còn nhiều khiếm khuyết, dòng vốn và lao động dịch chuyển khá tự do từ bang này sang bang khác.

Khi tỷ lệ thất nghiệp ở bang này tăng, lập tức người ta chuyển sang bang khác. Kết quả một tính toán mới đây cho thấy tỷ lệ lực lượng lao động khu vực Đông Bắc và phía Nam trong tổng lực lượng lao động giảm từ mức 93% vào năm 1800 xuống 52% vào năm 1860 trong khi đó, tỷ lệ này tại khu vực trung tây tăng từ chưa đầy 1% lên 23%.

Hiện nay, tính linh động của các nước châu Âu kém hơn nhiều so với Mỹ dù châu Âu có thị trường lao động tự do. Nguyên nhân chính là bởi tại châu Âu tồn tại quá nhiều rào cản ngôn ngữ cũng như luật lao động không mấy linh hoạt. Bài học từ nước Mỹ: cái giữ được liên minh kinh tế không liên quan nhiều đến tổ chức tài khóa và tiền tệ bằng mong muốn gắn kết về chính trị của các bên tham gia. Châu Âu đang cố gắng phấn đấu cho điều này.

  • Minh Ngọc, Theo TTVN


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.