feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Bộ phận phân tích và tư vấn kinh tế (EIU) thuộc tạp chí The Economist của Anh ngày 15/12 cho rằng khả năng Eurozone tan ra trong 2 năm tới là 40%.


Điều này nếu xảy ra sẽ tác động rất nghiêm trọng đối với các quốc gia và công ty ở châu Âu cũng như trên phạm vi toàn cầu, tồi tệ hơn cả cuộc khủng hoảng 2008-2009.

EIU đưa ra 6 tác động đáng chú ý nhất của việc Eurozone tan rã.

1- Sản lượng kinh tế của toàn bộ Eurozone giảm ít nhất là 10% và có thể lên đến 25%. Điều này là kết quả của việc các  ngân hàng đổ vỡ hàng loạt và các vụ phá sản công ty lớn, những hiện tượng không xảy ra sau khi ngân hàng đầu tư Lehman Brothers của Mỹ phá sản năm 2008.

Tình trạng pháp luật không rõ ràng làm cho các hợp đồng thương mại giữa các quốc gia và các công ty trở nên phức tạp hơn. Dây chuyền cung ứng ở châu Âu, và trên toàn cầu, bị phá vỡ nghiêm trọng và sản lượng công nghiệp ở những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất có thể sụt giảm mạnh. Nguồn thu từ thuế giảm mạnh do lợi nhuận của các công ty giảm mạnh và các công ty sa thải hàng triệu công nhân. Gánh nặng nợ công, vấn đề trung tâm của cuộc khủng hoảng hiện nay, sẽ tăng lên.

Thất nghiệp có thể tăng lên mức trên 20%, thậm chí là gần 50% ở những nước bị tác động nặng nề nhất. Kiểm soát vốn có thể được thực hiện ở một số nước nhằm kiểm ngăn chặn việc đồng tiền lên giá quá mức. Ngân hàng trung ương châu Âu, nếu còn tồn tại, cũng sẽ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc in thêm tiền để trả lương cho lĩnh vực công và duy các dịch vụ thiết yếu.

Những tác động này sẽ giảm dần theo thời gian và sản lượng kinh tế sẽ phục hồi, tuy nhiên phải mất nhiều năm để cuộc sống sống ở châu Âu quay về mức trước khủng hoảng. Nhà nước sẽ có vai trò lớn hơn trong nền kinh tế với việc các ngân hàng và nhiều công ty nằm trong tay chính phủ.

2- Đa số các nước châu Âu sẽ quay về đồng tiền quốc gia họ đã sử dụng trước năm 1999. Khó có thể dự báo được giá trị của những đồng tiền hậu euro này ngay sau khi Eurozone tan rã do việc áp dụng kiểm soát vốn, giá tài sản giảm và lãi suất có thể tăng ở một số nước nhưng lại giảm ở những nước khác. Nếu các đồng tiền được giao dịch tự do, sự lên/xuống về giá trị này có thể chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Sau vài năm, giá trị của cac đồng tiền mới này sẽ được quyết định bởi các yếu tố như sự mất cân bằng về câu trúc với bên ngoài, sự mất cân bằng tài chính, xu hướng lạm phát...

Trên cơ sở sự mất cân bằng với bên ngoài và tỷ giá hiệu dụng thực hiện nay, nhiều nước thuộc Eurozone hiện nay sẽ phại chịu việc đồng của mình giảm giá mạnh so với đồng euro hiện nay. Đồng tiền mới của Hy Lạp có thể giảm 2/3 giá trị. Đồng tiền của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha có thể giảm lần lượt là 40-50% và 30-40%. Trong khi đồng tiền của Ireland và Italia có thể giảm 20-30%. Nếu Eurozone tan rã hoàn toàn, đa số các nước đều phải chị việc đồng tiền của mình giảm giá từ 0 - 2-%. Chỉ có Đức, Hà Lan, Phần Lan và Áo có thể thấy đồng tiền của mình tăng giá, trong đó đồng tiền của Đức là thể tăng 10 -20%.

3- Có rất ít ngân hàng của châu Âu có thể tồn tại nguyên như hiện nay. Khi sự tan ra hiện ra, các ngân hàng ở châu Âu sẽ phải gánh chịu việc tháo chạy vì khách hàng lo ngại sự mất giá của đồng tiền mới. Kết quả có thể là tình trạng mất thành khoản chung. Điều này sẽ tác động ra toàn thế giới vì những người nắm giữ các khoản nợ công và tư bị vỡ nợ ở Eurozone cũng sẽ buộc phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ chính phủ và việc giá tài sản của những người giảm có thể tạo ra khủng hoảng cho các chủ nợ của họ dù các chủ nợ này có thể khống liên quan trực tiếp đến Eurozone.

Một số quốc gia có thể chọn giải pháp nắm lấy các công ty con của các ngân hàng mẹ có trụ sở tại các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nền nhất, ngăn chặn việc rút vốn về ngân hàng mẹ và thực hiện các cuộc chiến pháp lý kéo dài với quốc gia có ngân hàng mẹ trong vấn không trả được nợ. Ở các quốc gia vốn thuộc Eurozone, kiểm soát tỷ giá hối đoái và vốn có thể đi cùng với việc không cho rút tiền gửi và tiền tiết kiệm trong một thời gian. Hệ thống ngân hàng bị quốc hữu hoá có thể phải thực hiện việc tái cơ cấu sâu, chia các ngân hàng trước đây độc lập thành các công ty nhỏ hơn. Các công ty nhỏ này hoặc bị bán tháo hoặc phải hoạt động dưới sự kiểm soát của nhà nước và tập trung vào thị trường nội địa.

4-  Kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái sâu. Các điều kiện tín dụng bị thắt chặt bất ngờ, sự thịnh vượng giảm trên toàn nền kinh tế, ngoại thương sụp đổ dẫn đến nền kinh tế Mỹ suy thoái, ít nhất cũng là mức 3,5% như năm 2009 và có thể còn nghiêm trọng gấp hai lần.

Những tác động đối với Mỹ ban đầu có thể thông qua kênh tài chính. Sự tiếp xúc trực tiếp của các ngân hàng Mỹ đối với châu Âu không lớn, nhưng thông qua phái sinh và bảo lãnh thì lên đến 640 tỷ USD, tương đương 5% tài sản. Các khoản cho các ngân hàng Pháp và Đức, những thực thể cần cứu trợ nếu Eurozone tan rã, cũng lên đến 1.200 tỷ USD. Và có lẽ quan trọng hơn, tất cả các thể chế tài chính Mỹ đều phải gánh chịu việc giá trị các tài sản của họ mất đi nhiều. Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ, như S&P 500, giảm ít nhất 40% nếu Eurozone tan rã.

5- Cơ hội tái đắc cử của Tổng thống Mỹ Obama bị phá huỷ. Một cuộc suy thoái mới có thể đẩy tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ, hiện đang đứng ở mức 8,6%, lên trên 10%, thâm chí là cao hơn. Việc lạm sẽ vẫn là vấn đề cơ bản trong cuộc bầu cử 2012 và chưa có một tổng thống đương nhiệm nào tái đặc cử với tỷ lệ thất nghiệp ở mức hai con số.

6- Các nền kinh tế châu Á sẽ bị ảnh hưởng nặng nề thông qua kênh thương mại vì khu vực này phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Tác động này thể hiện nổi bật ở Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc. Đa số các nước sẽ phản ứng với việc nhu cầu bên ngoài giảm bằng chính sách tiền tệ và tài chính vì lãi suất ở khu vực này vẫn cao hơn mức không nhiều và tài chính công trong tình trạng tốt ở nhiều nước. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách không thể ngăn chặn được sự suy thoái, có thể là một cuộc suy thoái sâu. Thuận lợi cho châu Á là các ngân hàng của khu vực này không dự nhiều vào các nguồn tài chính từ bên ngoài để hoạt động. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn phải thắt chặt việc cho vay để đối phó với việc không thể tránh khỏi đó là giá trị tài sản của họ giảm.

  • Nguyễn Chiến, VGP


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.