feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Thực hiện Quyết định số 1486/QĐ-TTCP ngày 15/6/2012 của Tổng Thanh tra Chính phủ, từ ngày 07 - 23/7/2012, Đoàn Công tác gồm 22 cán bộ là Chánh Thanh tra các địa phương: Hòa Bình, Quảng Nam, Đắc Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, cùng 18 đồng chí là cán bộ của các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ do Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình dẫn đầu đã đi khảo sát, học tập và trao đổi kinh nghiệm về thanh, kiểm tra và phòng, chống tham nhũng (PCTN) tại Cộng hòa Liên bang Đức. Báo Thanh tra trân trọng giới thiệu bài viết của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình về những bài học kinh nghiệm của chuyến đi này.

Nhận thức và thực tiễn
Theo chương trình, Đoàn Công tác đã làm việc với 10 cơ quan khác nhau của nước bạn và đã thu hoạch được nhiều kiến thức mới cũng như những kinh nghiệm trong công tác thanh kiểm tra và PCTN. 
 
Thực tế, tại nước bạn không có cơ quan chuyên trách về PCTN, mà bản thân mỗi cơ quan, tổ chức phải thành lập bộ phận PCTN của mình. Ở cấp cao hơn, Bộ Nội vụ sẽ chịu trách nhiệm chung về vấn đề này trước Chính phủ. Kinh nghiệm trong PCTN theo thông tin được các cơ quan chức năng của bạn công bố cho thấy: Mặc dù tham nhũng đã cắm rễ từ trong quan hệ xã hội sơ khai, nhưng nếu chúng ta loại bỏ được sự ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân trong mỗi công dân thì tham nhũng sẽ không còn cơ hội phát triển. Một trong những biện pháp chống tham nhũng là biện pháp giáo dục để nâng cao nhận thức của con người, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên trong xã hội. Cách hiểu về tham nhũng là sự vi phạm những quyền lợi chung để sử dụng cho những lợi ích riêng tư; là sự lạm dụng quyền lực được giao sử dụng cho mục đích cá nhân. Có thể hiểu rộng hơn, tham nhũng là sự làm thui chột và bóp chết đạo đức. Tham nhũng không chỉ là nhận tiền của nhau (hối lộ), mà còn là hậu quả của việc làm giảm cái này, cái khác dẫn đến chất lượng sản phẩm không tốt, giá trị sản phẩm mang lại không đầy đủ hoặc việc đem lại lợi ích, một sự thiên vị cho người nào đó. Vấn đề chống tham nhũng là vấn đề của người lãnh đạo, vì vậy cần phải được tiến hành từ trên xuống dưới, người lãnh đạo cần làm tốt và phải là tấm gương sáng.
 
Từ quan điểm nhận thức trên và xuất phát từ thực tiễn, Cơ quan hình sự Quốc gia Đức (thuộc Bộ Nội vụ Liên bang) đã thống kê trong năm 2010 như sau: Tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế chiếm 64%, tham nhũng trong lĩnh vực hành chính công chiếm 35%, tham nhũng trong các cơ quan tư pháp, điều tra, tòa án chiếm 1%. Riêng trong lĩnh vực chính trị không có hiện tượng tham nhũng. Trong công tác PCTN, các cơ quan chức năng của bạn đã vận dụng nhiều nguyên tắc: 
 
Thứ nhất, nguyên tắc nhiều mắt: Phải có nhiều người theo dõi, giám sát, các khâu làm việc liên quan đến quyết định phải có từ 02 người trở lên. 
 
Thứ hai, các quyết định phải minh bạch: Theo tiêu chí phải có hồ sơ lưu trữ đầy đủ để phục vụ kiểm tra bất cứ lúc nào trên cơ sở ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác quản lý. 
 
Thứ ba, nguyên tắc luân chuyển nhân sự: Tập trung đối với những vị trí có nguy cơ cao về tham nhũng để tránh nguy cơ tạo ra mối quan hệ dẫn đến tham nhũng. 
 
Thứ tư, nguyên tắc đèn báo giao thông: Được cụ thể như một vị trí công tác, nhân sự đó làm việc trong 3 năm được coi là đèn xanh, từ 3 đến 5 năm được coi là đèn vàng và 5 năm sẽ là đèn đỏ. 
 
Thứ năm, nguyên tắc “không để tất cả trong một bàn tay” đối với lĩnh vực mua bán, giao nhận thầu. Các cơ quan chức năng của bạn cũng khẳng định: Tham nhũng là loại tội phạm mà không có ai bị thiệt hại trong đó cả, vì vậy rất khó nhận biết và rất ít khi để lại dấu vết. Việc PCTN là một con đường dài, phải được tất cả các thành viên trong xã hội chung sức đấu tranh mới chống được. Tham nhũng không bao giờ hết, nhưng có thể giảm được. Cơ quan truyền thông có vai trò đặc biệt trong công tác PCTN. 
 
Những đề xuất sau chuyến đi 
Dù thời gian chuyến đi dài, nhiều nội dung công tác với hàng loạt hội thảo nhưng mỗi thành viên của Đoàn Công tác đã thực hiện nghiêm túc quy định của Đảng và Nhà nước về hoạt động của các Đoàn cán bộ Việt Nam ở nước ngoài. 
 
Tại các buổi hội thảo, mỗi thành viên Đoàn Công tác đều tích cực, chủ động, thẳng thắn trao đổi, học tập kinh nghiệm PCTN của các cơ quan như: Học viện Quản lý VDWF Akademie, Ủy ban Tài chính - Ngân sách Đảng và Nghị viện của Quốc hội Liên bang, Tập đoàn Đường sắt Liên bang Đức, Cơ quan Kiểm toán Bang Brandenburg, Bộ Giao thông, Xây dựng và Quy hoạch Liên bang, Cơ quan Bảo hiểm Hưu trí Liên bang, Đài Truyền hình Trung ương ARD, Cơ quan Công an Bang Meclenburg, … Kết thúc chuyến đi, 100% thành viên của Đoàn Công tác đã được nhận chứng chỉ của Học viện Quản lý VDWF Akademie. Trong sinh hoạt, giao tiếp với phía bạn, từng thành viên của Đoàn Công tác đã thực hiện đúng quy định của đoàn, giữ gìn kỷ luật, giao tiếp lịch sự, tạo được ấn tượng tốt về đất nước, con người và ngành Thanh tra Việt Nam. 
 
Từ kiến thức, kinh nghiệm thu được qua chuyến đi, Đoàn Công tác kiến nghị: Cần thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện để cán bộ Thanh tra được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm tại các nước tiên tiến nhằm nâng cao nhận thức, học hỏi kinh nghiệm phục vụ chuyên môn. Có sự chọn lọc tốt hơn về thành phần cán bộ tham gia các Đoàn Công tác nước ngoài nhằm phát huy tốt hơn hiệu quả của các chuyến công tác, với mục đích cho đối tượng học hỏi, tiếp thu được những điều mới, tiến bộ để thực sự phục vụ công việc đang đảm trách. Trước khi đi, các bộ phận chuyên môn của Vụ Quan hệ quốc tế cần phổ biến cụ thể, kỹ lưỡng về quy chế của đoàn, phong tục tập quán sinh hoạt và pháp luật của nước sở tại cho từng thành viên để đảm bảo chất lượng của mỗi chuyến đi, hạn chế những bất cập. 
 
Trên cơ sở ghi nhận thực trạng công tác PCTN của Cộng hòa Liên bang Đức, Đoàn Công tác đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác này tại Việt Nam: Cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho mọi người dân hiểu rõ về tham nhũng, những tác hại của nó đối với xã hội. 
 
Đặc biệt, giáo dục để nâng cao dân trí, nâng cao nhận thức của con người nhằm giảm thiểu tính ích kỷ, cá nhân, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên trong xã hội. Tập trung hoàn thiện các quy định, quy chế nhằm ngăn ngừa tham nhũng xảy ra và các chế tài cụ thể để chống tham nhũng trên cơ sở các nguyên tắc được vận dụng thành công trong PCTN của nước bạn. 
 
Cần có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, trong đó chú ý đến công tác tuyên truyền để làm cho mọi người dân nhận thức được công tác PCTN là trách nhiệm của mọi người phải tham gia, là sự nghiệp của toàn xã hội, với quyết tâm lớn, vì đó là cuộc chiến lâu dài. Nghiên cứu và thực hiện quy định hoán đổi vị trí công tác sau 3 đến 5 năm đối với một số vị trí có thể phát sinh tiêu cực tham nhũng.

Nguyễn Chiến Bình
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ
  • http://www.thanhtra.com.vn/



Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.