feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Là một quốc gia lớn tại châu Âu, Đức có chính sách bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH) rất tốt dành cho người dân, đặc biệt là trong quân đội. Tính ưu việt của chính sách này vừa được Đại tá Kleinsmann Siegfried, Cục trưởng Cục nhân sự Bộ Quốc phòng Đức, giới thiệu trong hai ngày làm việc (15 và 16-11-2011) tại Hà Nội với đại diện các cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Nhiều tính năng ưu việt

Đại tá Kleinsmann Siegfried cho biết, chính sách BHYT, BHXH của quân đội Đức khá ưu việt. Theo Đại tá, khi phục vụ trong quân đội Đức, tất cả binh sĩ đều được chăm sóc miễn phí mà không cần phải mua bảo hiểm y tế. Nếu bị ốm, các binh sĩ có thể đến bất cứ bệnh viện nào để điều trị, kể cả bệnh viện quân đội hay bệnh viện dân sự. Quân đội sẽ chịu toàn bộ chi phí. Không chỉ quân nhân, vợ con của họ cũng được chăm sóc y tế miễn phí. “Là quân nhân, chúng tôi hài lòng với chính sách này vì nhờ có quân đội mà chúng tôi có BHYT tốt nhất như hiện nay”, Đại tá Kleinsmann chia sẻ.

Tuy nhiên, sau một thời gian phục vụ quân đội, các sĩ quan sẽ xuất ngũ nên bắt buộc phải mua BHYT, BHXH từ chính tiền lương hưu của mình. Để tạo thuận lợi và bảo vệ quyền lợi cho quân nhân, khi còn đang tại ngũ, họ được khuyến khích ký hợp đồng BHYT với một cơ quan bảo hiểm dân sự. “Điều đó sẽ giúp cho họ chi trả BHYT thấp hơn sau khi xuất ngũ”, Đại tá Kleinsmann Siegfried giải thích.

Một ưu việt khác trong chính sách xã hội trong quân đội Đức chính là bảo hiểm nhân thọ. Trong bảo hiểm nhân thọ có một điều khoản ghi rõ, quân nhân chết do hoạt động chiến tranh thì không được chi trả bảo hiểm. Trong chiến tranh có nhiều người Đức thiệt mạng nhưng không nhận được bảo hiểm vì điều khoản trên. “Do quân đội Đức hiện đang tham gia vào các tổ chức quân sự ở châu Âu hay NATO nên điều khoản này hoàn toàn bất lợi cho các binh lính tham gia chiến trường ở nước ngoài. Do đó, quân đội Đức đã có quy định đặc biệt. Nếu một quân nhân ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với một cơ quan bảo hiểm nhân thọ tư nhân thì khi họ nhận nhiệm vụ ở nước ngoài, ví dụ như ở Áp-ga-ni-xtan, mà bị giết hoặc chết, thì Chính phủ Đức sẽ chi trả tiền bảo hiểm nhân thọ này (chứ không phải là cơ quan bảo hiểm)”, Đại tá Kleinsmann Siegfried cho hay.

Đối với thương binh, trong quá khứ, nếu một thương binh bị mất một chân, hoặc một tay thì không thể tiếp tục sử dụng trong quân đội. Tuy nhiên, theo Đại tá Kleinsmann Siegfried, Bộ Quốc phòng Đức đang thảo luận việc sử dụng thương binh có tỷ lệ thương tật 30% trong các lĩnh vực dân sự của quân đội. “Trong tương lai, chúng tôi mong muốn sử dụng thương binh có tỷ lệ thương tật 50% (tuỳ theo từng trường hợp) trong những lĩnh vực như quản lý, quản trị và dân sự của quân đội”.

Phụ nữ-ưu tiên số 1

Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của phụ nữ trong quân đội, Đại tá Kleinsmann cho biết, trong tổng số đơn xin gia nhập quân đội có tới 15% số đơn là của phụ nữ. Hiện nay, trong lĩnh vực quân y, hơn 50% vị trí là do phụ nữ điều hành.

Tuy nhiên, việc tuyển dụng nữ trong quân đội cũng đang đặt ra một vấn đề: Đó là phụ nữ đi làm sau khi sinh con. Theo quy định chung ở Đức, kể cả trong quân đội, trước khi sinh con, phụ nữ được nghỉ trước 6 tuần và được nghỉ thêm 3 tháng sau khi sinh mà vẫn được hưởng lương đầy đủ. Sau 3 tháng, nếu muốn họ có thể đi làm trở lại, nếu không họ có thể ngừng công việc trong 3 năm để chăm sóc con cái. Một đứa trẻ từ 3 tuổi trở lên sẽ được xã hội đảm bảo một chỗ trong nhà trẻ, nghĩa là đứa trẻ sẽ được chăm sóc chu đáo khi mẹ đi làm.

Do chính sách xã hội ở Đức rất tốt nên tình trạng “thiếu người làm” sau khi phụ nữ sinh con đã trở thành vấn đề lớn trong quân đội. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nữ quân nhân, theo Đại tá Kleinsmann, Bộ Quốc phòng Đức dự định cung cấp công việc bán thời gian cho phụ nữ sau khi sinh con. Bà mẹ có quyền ấn định thời gian làm việc bao nhiêu giờ trong một ngày và mức lương sẽ tương ứng với thời gian làm việc. “Chúng tôi cũng có thể quyết định cho phụ nữ không phải đến cơ quan làm việc, mà có thể làm việc ở nhà trên máy tính, và các thiết bị công nghệ thông tin sẽ do quân đội trang bị. Dự án này hiện đang được thử nghiệm ở 1000 nữ quân nhân”. Đại tá Kleinsmann bày tỏ, với những tính ưu việt trên, hy vọng quân đội sẽ thu hút nhiều sự tham gia của thanh niên, trong đó có phụ nữ.

Cảm ơn Đại tá Kleinsmann đã chia sẻ kinh nghiệm trong chính sách bảo hiểm ở Đức, Đại tá Hồ Thuỷ, nữ Giám đốc BHXH Bộ Quốc phòng Việt Nam khẳng định, những chia sẻ trên sẽ là cơ sở để các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng Việt Nam nghiên cứu, tham khảo và đề xuất phương thức quản lý, tổ chức thực hiện, cũng như các chế độ, chính sách BHXH, BHYT và các chính sách khác có liên quan, phù hợp với đặc điểm, tổ chức quân sự của quân đội ta.

  • Bài và ảnh: Linh Oanh, QDND


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.