feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ
Thư viện Cottbus_0Cottbus - thành phố nhỏ xinh đẹp và xanh mát bên bờ sông Spree, nơi xưa kia từng nổi tiếng với các mỏ than, nay được biết đến như một thành phố đại học của nước Đức.

Người dân nơi đây luôn tự hào về biểu tượng của một “xã hội giàu tri thức”, hay ít nhất, đó là cách nói trìu mến về tòa nhà Thư viện Cottbus, thuộc trường Đại học Kỹ thuật Brandenberg.

Công trình được thiết kế bởi hai kiến trúc sư Thuỵ Sĩ, Jacques Herzog và Pierre de Meuron, tác giả của các công trình nổi tiếng khác như bảo tàng Tate Modern, trung tâm khiêu vũ Laban ở London và sân vận động quốc gia Bắc Kinh. Chính xác, sáng sủa, đẹp đẽ và chỉn chu, công trình thể hiện những phẩm chất tinh tế nhất trong kiến trúc của Herzog và De Meron. Năm 2001, hai ông cùng vinh dự nhận chung giải thưởng Pritzker, giải thưởng cao quý nhất của ngành kiến trúc thế giới. Với mỗi dự án, họ đều bắt đầu bằng việc nghiên cứu các mô hình và cân nhắc về các loại vật liệu. Từ một đĩa acrylic hình tròn, phát triển thành một loạt hình kiểu amip, rồi được quyết định dựa trên “sự kết hợp nhiều đường di chuyển… và khả năng tái tổ chức hay tái kết cấu không gian đô thị của nó”, theo lời của các kiến trúc sư. Hình dáng toà nhà tạo cảm giác thích thú một cách trực quan, trong khi không gian nội thất của nó tràn ngập ánh sáng tự nhiên và tầm nhìn mở rộng.

Vào ban ngày, nó toả ánh sáng lung linh trên thảm cỏ rộng, nơi trước đây là một sân thể thao. Những nếp gấp trên lớp vỏ kính phản chiếu từng đám mây bay ngang. Ban đêm, nó toả ra ánh sáng rực rỡ. Hình dạng hữu cơ của nó thu hẹp lại rồi phồng lên khi bạn đi vòng quanh nó, và những khúc quanh uốn lượn như chảy vào trong khung cảnh.

Thư viện Cottbus_1Hoàn thành tháng 11.2004 và bắt đầu hoạt động tháng 2.2005, sau hơn ba năm xây dựng và gần một thập kỷ lên kế hoạch, tòa nhà cao 32 mét với kết cấu bêtông chịu lực và lớp vỏ ngoài bằng kính hai lớp với các chi tiết grafiti cách điệu này là “nhà” của thư viện và trung tâm đa phương tiện của trường. Mặt bằng xây dựng của toà nhà có đường chu vi uốn cong, gần giống hình một lá cỏ ba lá, nên không thể phân biệt một cách rõ ràng mặt trước hay mặt sau của nó. Phong cách kiến tạo ngoại thất được thể hiện liền mạch bên trong toà nhà qua một cầu thang xoắn kéo dài từ tầng trệt lên lầu 6, cùng một bảng màu ấn tượng (vàng, xanh lá, hồng, đỏ và xanh dương sáng) trên tường và sàn nhà. Mỗi tầng của toà nhà đều có thiết kế khác nhau. Ngoại trừ khu vực quản trị và kinh doanh trên lầu 7 và các khu kỹ thuật và bể bơi (tầng hầm 1 và 2), hầu như rất ít các khu vực thực sự bị ngăn cách. Việc sử dụng toà nhà, nhờ đó, trở nên linh hoạt và rộng thoáng. Trần ở một vài phòng đọc cao đến 2 – 3 tầng và tắm trong ánh sáng tự nhiên lấy từ phía trên hay mặt bên trong khi ở một số khu vực, trần nhà lại rất thấp nhằm tạo sự riêng tư và kín đáo. Khu vực giá sách theo chủ đề nằm ngay trung tâm toà nhà, giữa sảnh rộng và thoáng. Sự kết hợp khôn ngoan giữa không gian “ấm cúng”, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ tiện ích tạo nên một bầu không khí dễ chịu, cởi mở và tạo cảm hứng cho người sử dụng nó.

Toà nhà thư viện Cottbus là một cuộc phiêu lưu thực sự thú vị trong thiết kế kiến trúc. Hơn thế, nó còn là biểu trưng cho sự tự do trong biểu đạt hay một kiểu thư viện của tương lai. Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, thư viện không chỉ là nơi lưu trữ sách mà còn là nơi gặp gỡ hay lướt net nhưng vẫn cần đến một không gian đủ yên tĩnh và tiện nghi cho người đọc. Ở đây, chính sự kết hợp khéo léo giữa kiến trúc và công nghệ đã tạo nên một không gian “ấm cúng” và cảm giác thực sự thoải mái cho người sử dụng trong khi vẫn có thể thoả mãn mọi khía cạnh xã hội: là nơi gặp gỡ; điểm tham quan đáng chú ý của thành phố; một bộ phận của trường đại học. Chính sự táo bạo trong hình dáng đã mang lại vẻ độc đáo cho nó. Cùng với gam màu “bất thường” bên trong, tòa nhà được coi là một đối âm sáng láng của công nghệ hiện đại.

Cottbus University Library

Thể loại: Thư viện / Không gian công cộng
Phong cách kiến trúc: Hiện đại
Hệ thống kết cấu: Khung bê tông, tường bao bằng kính
Địa điểm: 43 Karl-Marx-Straße, Cottbus city, Brandenburg, Germany
Lập đề án: 1994 – Cuộc thi đồ án kiến trúc
Thiết kế: Từ năm 1998
Thi công: 2001-2005
Kiến trúc sư: Jacques Herzog và Pierre de Meuron
Công ty thi công: Pahn Ingenieure GmbH; Kügler & Wallstein và Albrecht Memmert & Partner GmbH
Thiết kế phong cảnh: Gisela Altmann
Diện tích sử dụng: 12,667 m²
Diện tích xây dựng: 1,513 m²
Chi phí xây dựng: 28 triệu Euro
Chi phí thiết bị, nội thất: 1,9 triệu Euro
Công năng: Thư viện, phòng trưng bày, địa điểm tham quan du lịch.
 
 

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.