feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ
Xã Xệ không đồng tình với ý kiến đó dù bản thân rất khoái xả sì-trét (stress) trong mấy quán bia ôm để sau đó cài số sang “tăng ba” từ M tới Z ở các hotel quen thuộc. Xã Xệ hùng hồn phản bác trước cán bộ, nhân viên trong cơ quan: “Cho mở khu “đèn đỏ” tức là công nhận mại dâm, tức là xâm phạm thuần phong mỹ tục. Phải kiên quyết phản đối!”.

Một nhân viên phát biểu: “Nhưng nếu không dẹp xuể và tình hình mại dâm ngày càng biến tướng, phát triển như hiện nay thì việc “khoanh vùng” để quản lý, kiểm soát bệnh tật đối với người mua bán dâm, đồng thời bảo vệ phụ nữ bán dâm khỏi bị bạo lực có khi lại là giải pháp hay ho”.

Xã Xệ lườm mắt hỏi: “Bảo vệ phụ nữ bán dâm khỏi bị bạo lực sao bằng bảo vệ nhân phẩm của toàn thể phụ nữ chúng ta? Ai biểu đi bán dâm làm chi để bị bạo lực. Tôi là… là kiên quyết chống “khoanh vùng” tới hơi thở cuối cùng”. Xã Xệ đấm tay lên mặt bàn đánh uỳnh một phát thể hiện vẻ kiên quyết và tinh thần đạo đức của mình.

Chiều đó, sau giờ làm việc, khi cùng ngồi “dô” 100% với Xã Xệ ở quán bia ôm, Lý Toét toe toét hỏi: “Sáng nay thấy bác hùng hồn chống việc “khoanh vùng” mại dâm làm em bất ngờ quá xá. Mới năm ngoái sau khi đi tham quan nước Đức trở về, bác bảo ở thành phố Frankfurt họ lập hẳn một khu vực dành riêng cho gái mại dâm. Ở đó có cả rạp chiếu phim sex, các điểm múa khoả thân… Mọi hoạt động kinh doanh ở nơi này đều bị đánh thuế rất cao, kể cả chuyện bán dâm của mấy “ẻm”. Họ dùng số tiền thuế thu được để làm quỹ an sinh xã hội, chăm sóc y tế và cả đào tạo nghề nghiệp cho em nào muốn hoàn lương. Song song đó, chính quyền triệt để nghiêm cấm việc hành nghề mại dâm lậu và phạt rất nặng người mua, bán dâm ở bên ngoài khu vực “đèn đỏ”. Bác từng kể cho em nghe về mô hình đó và còn khen ngợi sự hiệu quả của nó. Sao bây giờ bác lại phản đối?”.

Xã Xệ giải thích: “Cái mô hình đó rất hiệu quả nhưng chỉ có khách du lịch và dân chơi địa phương mới tìm đến chứ công chức hoặc người có gia đình đàng hoàng thì ít ai dám lại gần vì sợ người quen bắt gặp. Nếu xứ ta cũng khoanh vùng giống vậy thì tao và chú mày còn kiếm đâu ra đất để “dụng võ” như vầy!”

Nói xong Xã Xệ hôn chùn chụt vào má người đẹp ngồi kế bên rồi cười hô hố,vẻ vô cùng đắc ý.

BÌNH NHẤT CHỈ
 

Lý Toét & Xã Xệ

LTS: Lý Toét và Xã Xệ là hai nhân vật chính trong loại tranh cười cùng có mặt lần lược trên cá trang báo Ngày Nay và Phong Hóa, theo chủ trường "cười cợt để sửa đổi phong hóa” của Tự Lực Văn Đoàn, về một nền phong hóa giao thời Việt, Pháp, nử Đông nửa Tây, nửa phong kiến, nửa thực dân, nơi mà cụ Tú Xương đã ghi lại rằng: "Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt, Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng.”
 
 
Lý Toét - Xã Xệ, hai “siêu sao” của biếm họa VN
 
Chưa có nhân vật biếm họa Việt Nam nào mà sống dai liên tục cả hơn mười năm trên mặt báo, nổi như cồn khắp cả nước, thậm chí còn xuất ngoại sang tận Paris, đi vào thơ ca, nhạc, kịch, chèo... như cặp bài trùng Lý Toét và Xã Xệ.
 
Lý Toét: Cao, gầy gò, tóc búi củ hành, râu ria lởm chởm, mặt mày khắc khổ, mồm rộng tới mang tai, đầu đội khăn xếp, áo dài, tay luôn cầm một cái ô, đôi giày chuyên cắp ở nách vì sợ bị mòn.
 
 Xã Xệ: Lùn, mập ú, đầu trọc lốc có độc một sợi tóc, má phính, dẩu mỏ, thỉnh thoảng diện áo véc đàng hoàng, ưa làm sang.

Vì hai nhân vật biếm họa này quá nổi tiếng cho nên từ hàng chục năm nay có rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu ai là người sáng tác họ, thêm vào đó là chuyện ngoài các tranh biếm họa Lý Toét, Xã Xệ đăng trên báo Phong Hóa  Ngày Nay của Tự lực văn đoàn, rất nhiều tờ báo khác khắp Bắc, Trung, Nam thoải mái bắt chước vẽ cặp bài trùng này, vì đơn giản có Lý Toét & Xã Xệ trên mặt báo thì báo bán chạy. Nói theo cách nói bây giờ là “vi phạm bản quyền” nên việc xác minh họa sĩ nào là tác giả của hai nhân vật này là cần thiết , có ý nghĩa lịch sử nhất định.

Nhất Linh.ẢnhVNN
Rất nhiều ý kiến khác nhau, có người cho là tác phẩm của HS Bút Sơn từ Sài Gòn gửi ra dự thi tranh biếm họa của báo Phong Hóa, có người bảo đó là con đẻ của HS Mạnh Quỳnh, có người khẳng định là cặp bài trùng này do HS Rigt (Nguyễn Gia Trí) và Tô Tử (Tô Ngọc Vân) sinh ra... Nhưng họ không đưa ra được chứng cứ cụ thể, thuyết phục nào.
 
Qua tìm hiểu nhiều tư liệu khác nhau, tôi cho rằng, Nhất Linh (khi vẽ lấy bút danh là Đông Sơn) chính là cha đẻ của nhân vật biếm họa Lý Toét, đúng như bài viết Lý Toét, Xã Xệ họ là ai? của Vương Trí Nhàn đăng trên TT&VH ngày 15/2/2005, với dẫn chứng cụ thể hình Lý Toét do Nhất Linh buồn tay vẽ chơi nằm ngay trên măng-set nhật báo Phụ nữ Thời đàm ra ngày 10/11/ 1930 đến 17/9/1933 đổi thành tuần báo gọi là Phụ nữ Thời đàm tuần mới.
Sau khi bỏ ngang việc học ở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, năm 1927, Nhất Linh sang Pháp học hóa và vật lý ở Montpellier. Có bằng cử nhân khoa học và còn học cả nghề báo và xuất bản. Trở về nước năm 1930 Nhất Linh cùng hai em là Hoàng Đạo và Thạch Lam xin được phép ra tờ báo trào phúng Tiếng cười nhưng không thành, bị rút giấy phép... do thiếu tiền ra báo. Đến năm 1932, họ mua lại tờ Phong hóa của Phạm Hữu Ninh và Nguyễn Xuân Mai và ngày 22/9/1932 tuần báo Phong hóa 8 trang khổ lớn ra đời. Dễ hiểu khi Nhất Linh sử dụng lại nhân vật biếm họa Lý Toét do mình sáng tác đăng ở Nhật báo Phụ nữ thời đàm trước đây cho chính báo của mình.
Lý Toét và Bang Bạnh
 
Nhưng tại sao lại gọi là Lý Toét, mà không phải Lý Sự hay Lý Sướng...? Lý ở đây không phải là họ, mà là chức Lý trưởng ở các làng quê Bắc bộ... Toét là toét mắt, mà ca dao đã có câu: “Mắt toét là tại giếng đình, cả làng toét mắt riêng mình em đâu”... Đã Lý trưởng, lại còn toét mắt mất vệ sinh... đúng là nhân vật châm biếm đại diện cho cái nông thôn “bùn lầy , nước đọng”, đại diện cho cái xã hội lạc hậu, cổ hủ, tăm tối những năm 30 của thế kỷ trước mà Phong Hóa, Tự lực Văn đoàn muốn biến cải, Âu hóa triệt để, vì tiến bộ ...
 
Chân dung Nguyễn Gia Trí
(tác giả của Xã Xệ và Bang Bạnh)
Còn Xã Xệ? Xã ở đây là chức Xã trưởng, cũng chỉ có ở Bắc bộ, mà người ta có thể bỏ tiền ra mua cho oai, chẳng có thực quyền, nhưng khi xã có đám thì được ngồi chiếu trên để đánh chộn... Xã Xệ và Bang Bạnh chính là sáng tác của HS Nguyễn Gia Trí, với bút danh là Rigt.
 
 Điều này được chính Nguyễn Tường Bách, em út của Nhất Linh vốn được đàn anh Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Khái Hưng, Tú Mỡ... coi như em, đã từng làm việc cho báo Phong hóa và Ngày nay khẳng định: “Hình tượng Lý Toét ban đầu do Nhất Linh vẽ, Nguyễn Gia Trí có sửa đôi chút. Còn Xã Xệ và Bang Bạnh do Nguyễn Gia Trí nghĩ kiểu”.
 
Xem nhiều tranh về Lý Toét, Xã Xệ, Bang Bạnh cũng như các tranh biếm họa khác của Nguyễn Gia Trí thời gian này, ta thấy mấy nhân vật biếm họa này mang dấu ấn bút pháp bậc thầy và nhất quán của ông.
 
 
Lý Trực Dũng
 
 
 
 
 
 


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.