feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch đã hạ mức tín nhiệm của Ý và Tây Ban Nha trước lo ngại hai nước này khó ổn định được tài chính do khủng hoảng nợ, trong khi hãng Moody’s cũng đang xem xét hạ mức tín nhiệm của Bỉ.

Bloomberg cho biết triển vọng của Ý và Tây Ban Nha đều bị đánh giá là tiêu cực. Tín nhiệm dài hạn của Tây Ban Nha bị hạ từ mức AA+ xuống còn AA-, trong khi Ý bị hạ từ AA- xuống A+. Fitch cho biết việc hạ mức tín nhiệm đối với hai nền kinh tế lớn thứ 4 và thứ 3 này của châu Âu “phản ánh mức độ ngày càng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng khối đồng euro”.

Cuộc khủng hoảng vẫn treo lơ lửng

“Một giải pháp đáng tin cậy cho cuộc khủng hoảng phải là sự kết hợp chính trị và kỹ thuật, và sẽ mất thời gian để tạo lại được niềm tin của các nhà đầu tư” - Fitch nêu rõ.

Mức tăng trưởng của Tây Ban Nha được dự báo sẽ dưới 2%/năm từ nay đến năm 2015, tỉ lệ thất nghiệp sẽ vẫn cao trong khi nợ công sẽ tăng lên 72% GDP vào năm 2013.

Fitch và trước đó là hai hãng Standard & Poor’s và Moody’s đã hạ mức tín nhiệm của Ý do sự tăng trưởng kinh tế yếu và mâu thuẫn trong liên minh chính phủ của nước này. Tháng 9-2011, Ý đã thông qua kế hoạch thắt lưng buộc bụng trị giá 72 tỉ USD nhằm cân bằng ngân sách vào năm 2013, qua đó thuyết phục Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) mua cổ phiếu của mình và Tây Ban Nha. Fitch lo ngại các ngân hàng của Ý sẽ không chống chọi nổi khủng hoảng nợ hiện chiếm khoảng 120% GDP.

Đối với Bồ Đào Nha, trước mắt Fitch cho biết vẫn giữ mức xếp hạng BBB- đối với nước này vốn vừa được châu Âu giải cứu hồi đầu năm. Tuy nhiên theo AFP, có khả năng sự tín nhiệm nợ của Lisbon sẽ tiếp tục bị hạ mức vào cuối quý 4 khi ngân sách năm 2012, hệ thống ngân hàng và triển vọng tài chính, kinh tế trung hạn của nước này được đưa ra xem xét. Đến nay, chín ngân hàng của Bồ Đào Nha đã bị Moody’s hạ mức tín nhiệm do nắm giữ nhiều khoản nợ đầy rủi ro của chính phủ.

Reuters ngày 7-10 dẫn lời Hãng Moody’s cũng tuyên bố sẽ xem xét hạ mức tín nhiệm của Bỉ liên quan đến sự sụp đổ của ngân hàng liên doanh Bỉ - Pháp Deixa, hiện đang được chính phủ Pháp - Bỉ giải cứu sau khi cổ phiếu của Deixa tụt giảm đến 42% trong vòng một tuần.

Cùng ngày, Moody’s cũng đã hạ mức tín nhiệm 12 ngân hàng của Anh, bao gồm Lloyds và Ngân hàng hoàng gia Scotland, bất chấp việc Bộ Tài chính Anh khẳng định các ngân hàng của nước này đủ sức khỏe để đối phó với khủng hoảng nợ châu Âu. “Việc hạ bậc phản ánh sự cắt giảm hỗ trợ của Chính phủ Anh trong lúc khả năng sắp có các khoản giải cứu là rất thấp” - Công ty nghiên cứu Oriel Securities nhận định.

Giới phân tích lo ngại các động thái cắt giảm tín dụng liên tiếp sẽ đẩy lùi những tác động tích cực từ kế hoạch giải cứu các ngân hàng của các lãnh đạo châu Âu tuần qua. “Một cuộc khủng hoảng khối đồng euro vẫn đang treo lơ lửng và nhiều khả năng ECB sẽ cắt giảm lãi suất trước năm 2012” - chiến lược gia Mark McCormick nhận định.

Có nên cho ngân hàng huy động vốn?

Dù vậy, các nước châu Âu vẫn đang nỗ lực thảo luận các biện pháp nhằm phá vỡ vòng luẩn quẩn giữa suy yếu kinh tế, khủng hoảng và sức khỏe của hệ thống ngân hàng. Wall Street Journal đưa tin một cuộc gặp quan trọng giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tại Berlin ngày 9-10 sẽ quyết định một chiến lược chung cho các ngân hàng châu Âu.

Đến nay, Pháp và Đức còn bất đồng về kế hoạch huy động vốn. Paris muốn các ngân hàng được phép tiếp cận ngay với quỹ giải cứu gần 600 tỉ USD của khối đồng euro, trong khi Berlin lại khẳng định quỹ cứu trợ chỉ là lựa chọn cuối cùng của các ngân hàng sau khi không huy động được tiền từ thị trường và chính phủ.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng huy động vốn không phải là giải pháp cho gốc rễ của vấn đề là cuộc khủng hoảng niềm tin đối với giới ngân hàng. Giáo sư tài chính Dominique Lacoue-Labarthe, Đại học Bordeaux 4, cho rằng chưa nên đưa ra giải pháp “huy động thêm vốn cho các ngân hàng”.

Theo ông, bắt các ngân hàng huy động thêm vốn không giúp khai thông được bế tắc. Bởi lẽ trong bối cảnh khủng hoảng niềm tin như hiện nay, không ai muốn mua cổ phiếu của các ngân hàng. Huy động thêm vốn tức là ngân hàng phải phát hành cổ phiếu và sẽ phải bán chúng với giá rẻ mạt.

Điều đó lại càng làm giảm thêm uy tín của ngân hàng. Giám đốc Ngân hàng Societe Generale, ông Frederic Oudea, cho biết “điều quan trọng là giải quyết vấn đề nợ của Hi Lạp càng sớm càng tốt và sau đó tái xây dựng niềm tin bằng cách giảm nợ của các ngân hàng”.

  • TRẦN PHƯƠNG, TUOITRE


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.