feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Tổng thống Obama ra tối hậu thư cho nhà lãnh đạo Gaddafi. Pháp triển khai máy bay chiến đấu trên bầu trời Libya.

 

Ngày 19-3, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho biết Pháp đã triển khai máy bay chiến đấu trên bầu trời Libya nhằm ngăn chặn máy bay quân đội chính phủ Libya truy sát phe nổi dậy ở TP Benghazi.

Cùng ngày, nhà lãnh đạo Libya Gaddafi đã gửi thông điệp đến Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon, Tổng thống Mỹ Obama, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Anh David Cameron.

Thông điệp cho rằng nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ về lập vùng cấm bay tại Libya là vô hiệu, mọi hành động can thiệp quân sự của phương Tây chống lại Libya là xâm lược. Ông Gaddafi hỏi Tổng thống Obama sẽ ứng xử thế nào nếu một thành phố của Mỹ bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.

Trong tuyên bố hôm 18-3, Thứ trưởng Ngoại giao Libya Khaled Kaaim đã kêu gọi các quan sát viên quốc tế từ Trung Quốc, Malta, Thổ Nhĩ Kỳ và Đức đến Libya để kiểm tra việc ngừng bắn.

Thổ Nhĩ Kỳ thông báo sẵn sàng nhận lời vì nước này phản đối can thiệp quân sự vào Libya. Malta từ chối nhưng khẳng định sẽ không cho phép các nước dùng Malta làm bàn đạp tấn công Libya. Đức từ chối với lý do chỉ có LHQ mới quyết định về quan sát viên quốc tế. Chưa rõ phản ứng từ Trung Quốc.

Khói bốc lên từ ngoại ô TP Benghazi (Libya) trong cuộc giao tranh ngày 19-3. Ảnh: AFP

Cùng ngày, Liên minh châu Âu, Liên minh châu Phi, Liên đoàn Ả Rập, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tham dự cuộc họp thượng đỉnh ở Pháp. Đại sứ Pháp tại LHQ Gerard Araud tuyên bố chiến dịch tấn công Libya sẽ sớm diễn ra sau cuộc họp này.

Trong ngày, NATO tiếp tục họp về giải pháp can thiệp quân sự vào Libya. Các nhà hoạch định kế hoạch của NATO cho biết chiến dịch có thể bắt đầu vào đầu tuần sau.

Tối hôm trước, Anh, Pháp, Mỹ và các nước Ả Rập cùng ra tuyên bố yêu cầu chính phủ Libya nắm bắt cơ hội cuối cùng để tránh bị tấn công, đó là thực hiện ngay cam kết ngừng bắn. Cũng trong ngày 18-3, Tổng thống Mỹ Obama đã phát biểu tuyên bố về Libya. Một số điểm chính trong tuyên bố như sau:

Ra tối hậu thư cho nhà lãnh đạo Gaddafi: Ngừng mọi hành động bạo lực đối với dân thường; rút khỏi TP Benghazi và các thành phố mà phe nổi dậy đang chiếm đóng; khôi phục điện, nước, khí đốt cho các thành phố này; cho phép các tổ chức quốc tế vào cứu trợ nhân đạo. Nếu không tuân thủ, các nước sẽ tấn công.

Mỹ sẽ huy động quân đội Mỹ ủng hộ vùng cấm bay tại Libya hoặc quân đội Mỹ sẽ đóng vai trò hỗ trợ còn các nước châu Âu và Ả Rập sẽ lãnh đạo chiến dịch. Mỹ sẽ không đưa quân vào Libya.

Ngày 18-3, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã chỉ đạo tăng cường an ninh cho nhân viên ngoại giao Nga ở Libya. Theo Tổng Tham mưu trưởng Nikolai Makarov, Nga phản đối các nước can thiệp quân sự vào Libya và Nga sẽ không tham gia chiến dịch. Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin dẫn nhiều lo ngại: Vùng cấm bay ở Libya sẽ được thiết lập thế nào, những nguyên tắc nào sẽ phải được tôn trọng và giới hạn nào cho quy mô can thiệp quân sự?

 

Tương quan lực lượng

LIBYA

- Quân đội: 45.000 binh sĩ, chủ yếu là lính nghĩa vụ, không được huấn luyện và trang bị vũ khí tốt.

- Vũ khí: 650 xe tăng của Liên Xô cũ, 2.300 xe pháo, 1.000 xe bọc thép.

- Dân quân: 40.000 quân trang bị vũ khí đầy đủ, được huấn luyện bài bản.

- Không quân: 8.000 quân, 260 máy bay chiến đấu, 83 trực thăng, chủ yếu là các đời MiG và Sukhoi cũ của Liên Xô cũ và Mirage của Pháp.

- Quân lực và khí tài phòng không: 15.000 quân, chủ yếu là lính nghĩa vụ, 400 bệ phóng tên lửa SAM, 440 súng phòng không hoạt động hiệu quả.

- Hải quân: 8.000 quân, 17 tàu chiến (trong đó có hai tàu khu trục và hai tàu ngầm), 10 tàu tuần tra, bốn máy bay, chủ yếu của Liên Xô cũ.

LIÊN QUÂN

- Anh: 42 máy bay chiến đấu Tonardo GR4 và Typhoon có thể cất cánh từ các căn cứ quân sự ở Cyprus và Ý (Địa Trung Hải), hai tàu HMS Cumberland và HMS Westminster neo gần TP Benghazi, hai máy bay thám thính Nimrod R1 và E-3D Sentry.

- Mỹ: Hạm đội 6 với 10 tàu chiến, 175 máy bay và 21.000 thủy thủ, tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Providence. Hỏa lực: 10 ngư lôi Mk48, tên lửa hành trình Tomahawk tầm xa 2.700 km và tên lửa Harpoon tấn công tàu cách xa 110 km. Máy bay không người lái Reaper và Predator trang bị tên lửa Hellfire.

- Pháp: Tàu sân bay Charles de Gaulle được một tàu chiến, bốn tàu khu trục và một tàu ngầm hộ tống. 35 máy bay chiến đấu Rafale và Super Étendard.

ĐĂNG KHOA (Theo Daily Mail)

 

Các phương án cấm bay ở Libya

Cấm bay toàn lãnh thổ

Diện tích: 1,76 triệu km2

Chi phí mỗi tuần: 100-300 triệu USD

Cấm bay giới hạn

Diện tích: 596.000 km2

Chi phí mỗi tuần: 30 triệu-100 triệu USD

Vùng cấm bay kéo dài đến phía bắc vĩ tuyến 29.

Cấm bay vùng ven biển

Chi phí hàng tuần: 15-25 triệu USD

Ghi chú: Mô hình máy bay chỉ các sân bay quân sự ở Libya.

(Nguồn: Trung tâm Thẩm định chiến lược và ngân sách Mỹ)

ĐĂNG KHOA (Theo AFP, Daily Mail, Tân Hoa xã)

 


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.