feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ
Hơn 1 tuần sau khi phát hiện lượng độc tố dioxin trong chất béo chuyên dùng cho thức ăn chăn nuôi do Nhà máy Harles und Jentzsch, miền Bắc nước Đức sản xuất, vượt ngưỡng cho phép 77 lần, dư luận châu Âu vẫn chưa hết "sốc" vì vụ việc xảy ra ngay tại khu vực có mức độ kiểm soát an toàn thực phẩm thuộc hàng khắt khe nhất của thế giới.

Ban đầu người ta cho rằng sự việc chỉ gói gọn trong nước Đức, tuy nhiên, trên thực tế các cuộc thử nghiệm từ tháng 3 năm ngoái, tức là gần 10 tháng trước, đã cho thấy nồng độ dioxin quá cao trong thức ăn chăn nuôi. Thế nhưng, vụ việc không được thông báo. Chính vì vậy, các sản phẩm từ thịt, trứng của Đức vẫn được xuất khẩu với số lượng lớn sang các nước khác. Cụ thể, khoảng 136.000 quả trứng từ các trang trại sử dụng thức ăn nhiễm độc đã được đưa sang Hà Lan để tiêu thụ. Hai nhà sản xuất thực phẩm Kensey tại Cornwall và bánh Memory Lane của Anh cũng đã mua 14 tấn trứng nghi nhiễm dioxin để sản xuất bánh ngọt và bánh trứng. Ngoài ra, theo khẳng định của Liên minh Châu Âu (EU), một số sản phẩm thịt có chứa hàm lượng dioxin cao đã được đưa tới Đan Mạch và Pháp. Tính đến thời điểm này, Harles und Jentzsch đã cung cấp hơn 3.000 tấn acid béo nhiễm độc cho khoảng 25 nhà sản xuất thức ăn động vật.

Mặc dù các nhà chức trách Đức và EU ra sức khẳng định với người dân rằng, các sản phẩm này không gây nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng vì lượng độc tố là quá nhỏ, tuy nhiên, lời trấn an này dường như không mấy thuyết phục, vì dioxin là một trong những hóa chất độc nhất được biết đến hiện nay trong khoa học. Báo cáo sơ thảo của Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) từ năm 1994 đã miêu tả dioxin như là một tác nhân đe dọa nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng. Cũng theo EPA, dường như không có mức độ phơi nhiễm dioxin nào được coi là an toàn. Một người phơi nhiễm dioxin dù chỉ là một lượng nhỏ nhất thì đã mang trong mình hiểm họa ung thư. Vì thế, sau Hàn Quốc, Trung Quốc đã tuyên bố đình chỉ nhập khẩu thịt lợn từ Đức. Nga cũng đang tăng cường kiểm soát thịt lợn từ Đức và một số nước châu Âu khác. Mátxcơva cảnh báo sẽ cấm nhập khẩu thịt lợn từ khu vực này nếu không có thông tin chính xác trong những ngày tới và các nước châu Âu không tiến hành các biện pháp kiểm soát thích đáng.

Trong khi đó, theo chính quyền tiểu bang Nierdersachsen, nơi có phần lớn các nông trại bị ảnh hưởng, căn cứ vào nồng độ dioxin rất cao và số lượng lớn các sản phẩm bị nhiễm độc, chưa thể kết luận rằng nguyên nhân chỉ đơn giản là một sai lầm trong sản xuất mà có nhiều dấu hiệu một vụ án hình sự. Chính phủ Đức cam kết sẽ mạnh tay xử lý vụ việc; đồng thời sẽ siết chặt các quy định để ngăn chặn việc tái diễn một thảm họa tương tự. Theo đó, 934 trang trại ở nước này đã bị cấm kinh doanh các sản phẩm trứng, gia cầm và thịt lợn nhằm ngăn chặn khả năng các sản phẩm nhiễm độc bị phổ biến rộng hơn nữa. Tuy nhiên, hậu quả của vụ việc này không chỉ ở vấn đề tài chính mà quan trọng hơn là niềm tin của người tiêu dùng. Chắc chắn, hậu quả của "cơn bão" dioxin từ nước Đức sẽ không thể được giải quyết chỉ trong ngày một ngày hai.

Quỳnh Chi
 
 

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.