feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Những ngày qua, vấn đề “Có nên cho phép sử dụng cầu thủ Việt kiều như nội binh ở mùa giải 2012 hay không?” đã trở thành tâm điểm thời sự của bóng đá Việt Nam.

.

.

.


Cầu thủ Việt kiều: Đừng quá kỳ vọng vào những "chồi non"

Toni Lê Hoàng sau thất bại với bóng đá Việt Nam cũng đã giải nghệ vì không còn khả năng tạo lập sự nghiệp tại Ba Lan

Nhiều ý kiến ủng hộ xu hướng này với niềm hy vọng rằng nguồn lực mới từ hải ngoại sẽ tiếp thêm sức mạnh cho làng bóng đá Việt, kích thích sự phấn đấu của cầu thủ nội, giảm thiểu việc dùng ngoại binh. Nhưng cũng có suy nghĩ e dè rằng liệu triển vọng này có khả quan hay không bởi chúng ta đã chứng kiến quá nhiều thất bại của cầu thủ Việt kiều khi về Việt Nam? BĐ&CS sẽ cùng bạn đọc mổ xẻ vấn đề trên từ mọi góc độ khách quan và tích cực.

TỪ NHỮNG NGƯỜI MỞ HÀNG HÂY THẤT VỌNG…
Cầu thủ Việt kiều đầu tiên của bóng đá Việt Nam chính là Ludovic Casset, người Pháp gốc Việt về nước thi đấu năm 2004. Có thể nói, Ludovic là người mở hàng không (hoặc chưa) may mắn cho làn sóng cầu thủ Việt kiều về Tổ quốc thi đấu. 

Dù có bảng lý lịch khá tốt (biên chế đội 2 Auxerre, Pháp), lại nhận được sự chào đón, kỳ vọng lớn lao nhưng Ludovic đã bị HLV trưởng ĐTQG khi đó là ông Tavares loại sau vỏn vẹn 1 tuần thử việc. Lý do: chuyên môn của anh không hơn gì những những người cùng vị trí (trung vệ) như Mạnh Dũng, Huy Hoàng hay Hùng Dũng. 

Song, nguyên nhân chính khiến Ludovic bị loại là anh dường như bị các tuyển thủ khác tẩy chay, bởi họ không chấp nhận việc sẽ bị mất vị trí bởi gã “đồng hương Tây” này?! Xem những buổi tập hồi đó mới thấy nhận định trên là đúng. Thái độ dửng dưng của các tuyển thủ với Ludovic, những đường chuyền bóng thách đố và sự cô độc sau buổi tập của chàng Việt kiều này đã nói lên tất cả.


Vỡ giấc mơ khoác áo ĐTQG, Ludovic về SHB Đà Nẵng với bản hợp đồng 3 năm, cùng cái tên Việt là Mã Trí. Tuy nhiên, dù đã đổi tên nhưng Ludovic chẳng thể đổi vận nên lại bị SHB.ĐN sa thải chỉ sau vài tháng vì lý do chuyên môn yếu. Kể từ đó, Ludovic về Pháp và hoàn toàn biến mất khỏi bóng đá Việt Nam.

Ba năm sau, vào buổi trưa hôm 8/7/2007, giới truyền thông thể thao và NHM lại tập trung khá đông tại phi trường Nội Bài để chờ đón Toni Lê Hoàng. Việt kiều Ba Lan này trở về Việt Nam để tiếp xúc với lãnh đạo LĐBĐ Việt Nam về khả năng khoác áo ĐT U23 Việt Nam. 

Khác với Ludovic, một chàng Tây hoàn toàn, Toni Lê Hoàng vốn sinh tại Việt Nam và đến năm 5 tuổi mới theo bố sang định cư tại Ba Lan. Anh được báo chí tung hô là “viên ngọc quý”. Quả thật, trong lý lịch nghề nghiệp của Toni Lê Hoàng nổi bật là chức vô địch giải U19 Ba Lan cùng với Legia Warszawa (CLB danh tiếng nhất Ba Lan), cùng 2 danh hiệu cá nhân “Cầu thủ U19 hay nhất Ba Lan”.

Sự hồ hởi của giới chuyên môn, truyền thông Việt Nam khi Toni Lê Hoàng về khoác áo U23 là đương nhiên. Nhưng… bi đát hơn cả Ludovic, chỉ sau đúng một buổi tập, Toni Lê Hoàng đã bị HLV Alfred Rield quyết định loại. Lý do lần này cũng rất đơn giản: Không đạt yêu cầu về mặt chuyên môn, tư duy chiến thuật không tốt và thể lực kém! Toni Lê Hoàng đã cố giải thích rằng do anh bị sốc thời tiết (nắng nóng?), vừa mới di chuyển xa nên chỉ trình diễn được 30% khả năng. Cứ cho rằng đó là nguyên nhân thật thì lại phải đặt ra một thách thức quan trọng với cầu thủ Việt kiều hồi hương: Làm sao thích nghi được khí hậu khắc nghiệt.

… ĐẾN NIỀM HY VỌNG NỬA VỜI VÀ NHỮNG CÂU HỎI
Sau Ludovic và Toni Lê Hoàng, các cầu thủ Việt kiều vẫn đổ về Việt Nam đều gây thất vọng lớn. Ngay cả khi bầu Đức của Hoàng Anh Gia Lai ký hợp đồng Lee Nguyễn (tên Việt là Nguyễn Thế Anh) vào tháng 1/2009, NHM trong nước đón nhận thông tin này trong tâm trạng vừa háo hức vừa hồ nghi, cho dù Lee sở hữu bản lý lịch cực kỳ hoành tráng: thành viên của U20 Mỹ (dự giải trẻ thế giới tại Hà Lan), 2 lần khoác áo ĐTQG Mỹ, được cựu danh thủ Klinsmann hướng theo bóng đá chuyên nghiệp, được HLV Guus Hiddink kéo sang ăn tập tại PSV Eindhoven (Hà Lan), thi đấu cho Randers (giải VĐQG Đan Mạch)…


Và cơn sốt Lee Nguyễn đã bùng lên thật sự khi người ta chứng kiến anh trình diễn thứ bóng đá đỉnh cao ở V.League ở mùa giải đầu tiên trong màu áo HAGL. Lee Nguyễn có thể lực tốt, nhãn quan chiến thuật sắc bén, óc tư duy vượt trội các ngoại binh khi ấy. Đương nhiên, kỹ năng thi đấu của anh cũng rất tuyệt: khéo léo, chuyền bóng tốt, dứt điểm tuyệt vời. Lee Nguyễn lúc đó là mục tiêu mơ ước của mọi đội bóng Việt Nam. 

Người ta vui mừng khi có cầu thủ Việt kiều tài năng như thế về Việt Nam và hy vọng sẽ có thêm nhiều Lee Nguyễn trong tương lai. Tuy nhiên, đáng tiếc thay, phong độ của Lee Nguyễn giảm dần đều trong 3 năm góp mặt ở V.League. Và cách đây vài hôm, anh đã lựa chọn quay về giải MLS ở Mỹ để “cứu vãn sự nghiệp” vì không thể thích nghi với môi trường “chơi bóng chặt chém” của bóng đá Việt Nam với chấn thương rạn xương bàn chân. Lee Nguyễn mãi mãi là niềm hy vọng nửa vời của bóng đá Việt Nam về lực lượng cầu thủ Việt kiều. 

GIỮA KỲ VỌNG VÀ THỰC TẾ
Từ vấn đề của Lee Nguyễn, chúng ta đặt ra câu hỏi: tại sao Lee không thể thành công như những ngoại binh châu Phi và Nam Mỹ trong làng bóng đá Việt, cho dù anh vượt trội họ về đẳng cấp? Câu trả lời ở đây là: Những cầu thủ châu Phi hoặc Nam Mỹ sinh trưởng trong môi trường xã hội, kinh tế, chơi bóng khá tương đồng với Việt Nam. Họ đều có thể lực tốt, thích nghi nhanh với thời tiết khắc nghiệt, và dù chỉ chơi bóng đá theo bản năng nhưng họ đá rất “trâu”, có sức cầy ải tốt để gồng gánh cho toàn đội. Những tố chất này lại phù hợp với tiêu chí của các đội bóng Việt Nam: dùng ngoại binh làm xương sống cho toàn đội.

Trong khi đấy, những cầu thủ Việt kiều - đa phần sinh trưởng ở châu Âu, nơi có nền tảng kinh tế - xã hội tốt hơn Việt Nam, khí hậu khác biệt và hệ thống đào tạo bóng đá cũng khác biệt. Cầu thủ được huấn luyện kỹ thuật chơi bóng tốt để phục vụ chiến thuật thi đấu chứ không thể chơi bóng bột phát theo bản năng. Họ luôn coi mình là một chi tiết của hệ thống với triết lý: cá nhân phục vụ tập thể. Chính điều này đã khiến họ dễ bị lạc lõng trong cách vận hành thi đấu của các CLB Việt Nam: chủ yếu dồn bóng cho mấy anh Tây “chạy khỏe sút khỏe”, tự giải quyết tình huống. Nói cách khác, vai trò ngoại binh ở các CLB Việt Nam đa phần phải là “đầu tàu” gánh vác cả tập thể. Mà dạng cầu thủ dễ đáp ứng tiêu chí đó, cả chuyên môn cũng như tính thích nghi nhanh, thì nguồn châu Phi là số một.

Đến một cầu thủ đã trưởng thành về chuyên môn như Lee Nguyễn còn thất bại thì những dạng mới chỉ là tiềm năng như Nguyễn Quốc Trung, Mạc Hồng Quân, Emil Lê Giang, Patrik Lê Giang… hay đã hết tầm phát triển như Willemin Vĩnh Long (1984), Thạch Dương (1985), Johnny Nguyễn (1986), Christopher Nguyễn (1988)… liệu có đất dụng võ không? Nghiêm túc thừa nhận, đến thời điểm này, những cầu thủ Việt kiều thực sự có đẳng cấp sẽ chọn thi đấu ở những nền bóng đá phát triển hơn. Còn những cầu thủ sẵn lòng về Việt Nam đều hoặc ở dạng tiềm năng, còn non nớt, hoặc đã hết quá trình phát triển về kỹ chiến thuật, không đủ sức cạnh tranh ở môi trường đã đào tạo họ. Liệu các đội bóng Việt Nam có kiên nhẫn khi dụng nhân, tạo điều kiện và thời gian để các cầu thủ Việt kiều như trên thích nghi với môi trường và triết lý bóng đá mới?   
Tóm lại, khả năng thành công của xu hướng sử dụng cầu thủ Việt kiều vẫn là 50-50. Chúng ta hy vọng nguồn lực này sẽ cống hiến và đóng góp cho bóng đá Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta không nên đặt quá nhiều kỳ vọng để những hy vọng mới không bị gẫy ngay khi chưa kịp nẩy mầm.  

NHỮNG CẦU THỦ GỐC VIỆT SẼ THAM DỰ V.LEAGUE 2012
Tính đến thời điểm này, khi V.League 2012 sắp khai màn (1/1/2012), mới chỉ có 2 cầu thủ Việt kiều có tên trong danh sách các CLB Việt Nam. Người thứ nhất là tiền vệ người Pháp gốc Việt Johnny Nguyễn, sau một thời gian thử việc thành công, đã được ACB.HN chính thức ký hợp đồng. Dù được HLV Thành Vinh và các đồng đội đánh giá khá tốt, song khả năng đá chính của anh ở mùa giải tới tại đội bóng của bầu Kiên còn bỏ ngỏ. Người thứ hai là Đặng Văn Robert (bố người Việt, mẹ người CH Czech), một gương mặt cũ, đã tham dự V.League từ mùa 2009 trong màu áo Xi măng Hải Phòng. 

Ngoài ra, còn có thủ môn 18 tuổi Đặng Văn Lâm sinh ra ở Nga, được đào tạo tại lò trẻ Spartak Moscow. Lâm từng được gọi vào ĐT U19 dự các giải đấu ở Đông Nam Á và châu Á và hiện đang thuộc biên chế đội trẻ HAGL.

  • Triều Dương, Bongdaplus


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.