feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Có lẽ phải “đính chính” lại rằng bầu không khí bóng đá ở Frankfurt và giải vô địch thế giới này đã sống một cách mạnh mẽ sau cú sốc đội tuyển chủ nhà bị loại ở vòng tứ kết. Sự yên lặng của một hai ngày trước trận chung kết chỉ là sự khác biệt giữa bóng đá nữ  và nam. Cộng đồng người Mỹ sống và làm việc ở thành phố bên dòng sông Main thật lớn, đủ để các cầu thủ của họ càng thêm mạnh mẽ. Người Nhật cũng kịp tới để các cầu thủ không cô đơn.

Và người Đức đã làm đúng như Gerd Graus, người phát ngôn của World Cup 2006 và giờ là Trưởng ban chiến lược truyền thông của CLB Hertha BSC khi ông đại diện cho Liên đoàn Bóng đá Đức (DFB), nói rằng họ sẽ vẫn cháy hết mình dù trên sân chỉ có đúng 3 bà trọng tài là người Đức.

Trong một buổi tối mùa Hè mà nhiệt độ rơi xuống chỉ còn 11 độ C và sân Commerzbank-Arena nằm lọt thỏm trong một cánh rừng ở ngoại ô Frankfurt thì những điều trên đã lại tiếp nối một truyền thống rằng người Đức đã đăng cai tổ chức các giải thể thao thì việc còn lại của tất cả chỉ là thán phục. 

* Hơn cả một trận đấu

Câu chuyện các cầu thủ nói đã với nhau trước trận chung kết (như báo chí Đức tiết lộ) và các CĐV ngồi kín gần 5 vạn chỗ ngồi trên các khán đài rôm rả bàn tán là, với người Nhật, trận chung kết này còn hơn cả một trận đấu bóng đá.

Nhưng không phải là một màn tái hiện trận Pearl Habour, dù cho trọng tài đã phải rút ra 1 chiếc thẻ đỏ cho tiền vệ Nhật Bản ở những phút cuối hiệp phụ thứ hai. Nó đơn thuần là một pha phạm lỗi chiến thuật khi tiền đạo đối phương ở thế sẵn sàng đối mặt với thủ môn. 

Các CĐV gọi sự chiến đấu của các cầu thủ Nhật Bản là bộ phim “Die Hard” kiểu Samurai, 2 lần bị dẫn trước nhưng đã chiến đấu và chiến thắng không thể vinh quang hơn. 

Các cầu thủ Nhật Bản chỉ nhỉnh hơn về khả năng xử lý bóng kỹ thuật, khéo léo với lối chơi theo kiểu Latin mà đỉnh cao của nó là tiqui-taca, còn lại họ phải bù đắp bằng tinh thần chiến đấu. Nếu chỉ đọ sức thì đó là chiến thắng tuyệt đối của người Mỹ  khi các cầu thủ của họ đua tốc độ dù xuất phát sau vài mét mà vẫn cứ thắng, như trong tình huống họ bị thủng lưới bàn đầu tiên. 

Có lẽ không thể có một cơ hội nào tốt hơn là trận chung kết bóng đá thế giới để nói lời cảm ơn tới toàn thế giới đã đưa ra những cánh tay cho Nhật Bản nắm lấy sau trận động đất và cơn sóng thần kinh hoàng mới đây, nên họ đã làm được điều phi thường. 

Khi 2 khẩu pháo giấy phụt lên những sợi xanh đỏ óng ánh và trên mái sân Commerzbank-Arena thả xuống những sợi giấy tơ vàng phủ kín mặt sân, các nữ cầu thủ Nhật Bản đã chạy quanh sân với tấm bandrole mang dòng chữ “Gửi tới bạn bè toàn thế giới – Cảm ơn sự ủng hộ”. 

Trong phóng sự của Đài truyền hình Đức phát trên sóng kênh Sport1 khoảng 3 tiếng sau trận chung kết, trong đội hình nhà tân vô địch bóng đá nữ thế giới có những người đến từ những nơi mà cơn đại hồng thủy đã cuốn đi hầu như tất cả. 

Một năm về trước, ở Soccer City, cầu thủ ghi bàn quyết định cho Tây Ban Nha là Iniesta cũng đã gửi một thông điệp trên chiếc áo mặc trong áo đấu, đó là để tưởng nhớ một cầu thủ Tây Ban Nha đã qua đời.

Còn lần này là tưởng nhớ cả vạn người, và bóng đá đã xoa dịu nỗi đau, mang lại một niềm vui và sự tự hào thật lớn. 

Nếu thử thống kê về các cường quốc bóng đá nữ thì ngoài sự đông dân của Trung Quốc (cũng chỉ là á quân thế giới), thì hầu hết các cường quốc đều đến từ phương tây, nơi mà các quốc gia có sự bình đẳng giới lâu đời và phụ nữ không bị trói buộc bởi những định kiến. 

Quả là còn hơn cả một chiến thắng của bóng đá!

4 điều học được từ chung kết bóng đá nữ 

+ Người Đức nán lại ở sân tới cả nửa giờ đồng hồ sau cú sút cuối cùng của một cầu thủ Nhật Bản trong loạt đấu luân lưu. Khi đội trưởng đội tuyển Nhật Bản giương cao chiếc cúp vàng óng ánh, cả sân hầu như chưa ai về. Các ngả đường quanh sân sau trận cũng ùn tắc như nhiều quốc gia khác nhau. Nhưng nỗi sợ hãi tắc đường đã không thể thắng được truyền thống văn hóa ở đây. 

+ Màn hình lớn ở sân đã chỉ “dám” bắt hình khuôn mặt của vị Chủ tịch FIFA Sepp Blatter đúng 1 lần và cái tên của ông xướng lên cũng được điều chỉnh chỉ đủ nghe trong lễ trao thưởng. “Người Đức “siêu ghét” FIFA và Blatter”, các CĐV chủ nhà bảo thế. Họ huýt sáo và la ó, thế nên Blatter cũng không tỏ ra “hoành tráng” hay ngạo nghễ như khi ông đến thăm các nền bóng đá đang phát triển. 

+ Thể thao, văn hóa và du lịch ở Đức không nằm trong cùng một bộ, thậm chí ở đây còn không có bộ hay tổng cục chuyên trách thể thao cấp nhà nước, nhưng sự phối hợp giữa các ngành này với nhau rất hiệu quả. Hàng trăm xe bus cỡ lớn chở các CĐV Nhật Bản và Mỹ đi từ các điểm du lịch tới sân rồi đổ họ về khu trung tâm giải trí sau trận đấu. 

+ Nước Đức không thiếu lụa và cũng có những chiếc nón rất đẹp nhưng họ lại chọn những màn đồng diễn hiện đại, ngắn gọn và cuốn hút. Các nhà tài trợ và các VIP ngồi đầy khán đài A nhưng tuyệt đối không có các bài phát biểu dài lê thê và kiểu tặng hoa xong rồi ghé mặt vào chụp ảnh làm trì hoãn giờ bóng lăn.

  • Phạm Tấn (Từ Frankfurt, Berlin)

Tuyển nữ Nhật hoàn tất chuyện cổ tích

Đội tuyển bóng đá nữ Nhật Bản đã hoàn tất chuyện cổ tích mùa hè tại nước Đức khi lội ngược dòng ngoạn mục đá bại tuyển Mỹ trong trận chung kết và lên ngôi vô địch thế giới lần đầu tiên trong lịch sử.

Tuyển Nhật nâng cao chức vô địch - Ảnh: AFP

Thực tế là Nhật phải nhờ đến may mắn mới giữ sạch mành lưới trước những đợt tấn công như vũ bão của Mỹ ở hiệp 1, điển hình là cú dứt điểm dội xà ngang của tiền đạo Abby Wambach phút 29.

Đến phút 69, Mỹ cũng mở được tỉ số do công Alex Morgan sau pha đua tốc độ và dứt điểm hoàn hảo như một nam cầu thủ ngôi sao. Tuy nhiên cũng như nhiều cuộc lội ngược dòng thành công trước đó, tuyển nữ Nhật đã không buông xuôi trước khó khăn, kiên trì phòng ngự, chắt chiu từng pha bóng. Phút 81, trong một tình huống sai sót của các hậu vệ Mỹ, Aya Miyama chớp thời cơ cân bằng tỉ số 1-1. Tinh thần không buông xuôi của đội Nhật một lần nữa phát huy hiệu quả khi Wambach đưa Mỹ vượt lên 2-1 phút 104, thì Sawa lại ghi bàn đưa trận đấu về vạch xuất phát phút 117.

Chính tinh thần thép cộng với sự xuất sắc của thủ môn Ayumi Kaihori đã giúp Nhật giành chiến thắng cách biệt 3-1 ở loạt đá luân lưu và lần đầu tiên trong lịch sử vô địch World Cup bóng đá nữ. Nhật cũng là đại diện châu Á đầu tiên vô địch World Cup bóng đá nữ. Riêng tiền vệ Sawa, với pha lập công trong trận chung kết đã đoạt giải vua phá lưới với năm bàn. Ngoài ra, lão tướng 32 tuổi này cũng được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất giải. Sawa nói với Hãng tin Reuters: “Tôi thấy mình xứng đáng nhận những danh hiệu cao quý tại giải”.

Tiền vệ đội Nhật Sawa và những phần thưởng tại giải - Ảnh: Reuters

Khi các cô gái Nhật ôm chầm lấy nhau mừng chiến thắng tại Đức thì ở nước Nhật bầu không khí cũng muốn nổ tung. Bình luận viên Đài truyền hình Fuji (Nhật) gào lên: “Giấc mơ đã trở thành hiện thực với Nadeshiko (biệt danh tuyển nữ Nhật)”.

Người hâm mộ Nhật từ các quán bar, khu dân cư đổ ra khắp ngả đường và không ngớt hô vang “Nippon! Nippon!”. Đám đông đã làm nghẽn đường xung quanh nhà ga Shibuya khiến hơn 50 cảnh sát phải rất vất vả mới giải tỏa được. Rất nhiều cô gái Nhật đã khóc vì hạnh phúc. CĐV 22 tuổi Toru Komatsu nói: “Đây là cơ hội để chúng tôi quên đi thảm họa sóng thần và động đất mới đây cùng những buồn phiền khác. Mọi người đến với nhau và cùng ăn mừng”.

CĐV Nhật tràn ra đường phố tại Tokyo mừng chức vô địch của tuyển nữ - Ảnh: Reuters

Báo chí Nhật tranh thủ ra số tin nhanh đặc biệt phát miễn phí cho người hâm mộ sáng 18-7. Trong đó, nhật báo Asahi Shimbun giật tít “Nadeshiko, số 1 thế giới”. Các đài truyền hình phát đi phát lại hình ảnh chiến thắng của đội nhà tại Đức.

HLV tuyển Nhật Norio Sasaki vui mừng đến phát khóc khi phát biểu trên Đài truyền hình Nhật Bản: “Những cô gái của tôi đã thi đấu bằng tất cả trái tim. Không ai trong đội chấp nhận đầu hàng dù họ rất mệt. Tôi rất xúc động. Chúng tôi cũng có thể cảm nhận được sức mạnh từ hàng triệu con tim người Nhật tại quê nhà đã dõi theo từng pha bóng của chúng tôi”.

Tuyển nữ Nhật Bản sẽ được đón tiếp như những người hùng dân tộc khi trở về nước. Tờ Nikkan Sports (Nhật) cho biết Chính phủ Nhật dự kiến trao huân chương cho từng thành viên của đội.

TẤN PHÚC

  • TuoiTre, TTVH



Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.