feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

VFF lại khất hẹn đến cuối tháng sẽ công bố danh tính HLV trưởng và mọi chọn lựa đang nghiêng về thầy Đức. Đến giờ gần như chỉ còn HLV Franz Goetz là ứng cử viên nặng ký nhất cho chức HLV trưởng các đội tuyển Việt Nam. Nếu không có gì thay đổi, tuần tới ông sẽ sang Việt Nam thương thảo hợp đồng. Ông Goetz là cựu HLV Hertha Berlin, 1860 Munich có thư giới thiệu và bảo đảm của LĐBĐ Đức kèm “khuyến mãi” phía Đức hỗ trợ một phần tiền lương.

Rất nhiều người trong Thường trực VFF, Hội đồng HLV quốc gia gật gù với trường phái bóng đá Đức nhờ từng được huấn luyện theo kiểu Đức nên lặng lẽ bỏ đi tiêu chí “am hiểu bóng đá khu vực”.

Người Đức nổi tiếng với tính kỷ luật và sức mạnh, đã từng thể hiện dưới thời của HLV Weigang có công giúp đội tuyển miền Nam đoạt chức vô địch Merdeka 1966. 29 năm sau, Weigang đưa tuyển Việt Nam đoạt HCB SEA Games 1995 rồi HCĐ Tiger Cup 1996.

Các cựu tuyển thủ Việt Nam rất mến thầy Weigang nhưng nhiều nhà chuyên môn lại phản biện ông thầy này chẳng có bài gì trừ việc cho cầu thủ cọ xát với các đối thủ lớn châu Âu để tự học hỏi (!?).

Sau này bóng đá Việt Nam còn có một thầy Đức khác gắn bó là ông Rainer Wilfeld với hơn bốn năm ở Việt Nam. Khác với ông Weigang (phải trả lương toàn phần), toàn bộ chi phí của ông Wilfeld do Uỷ ban Olympic Đức hỗ trợ Việt Nam. Thế nhưng suốt thời gian ông Wilfeld ở Việt Nam ông chỉ làm những việc vặt như giảng dạy, giúp việc và hỗ trợ chuyên môn cho các HLV đến gõ cửa phòng ông. Mỗi năm, ông Rainer có vài lần lên lớp giảng về phương pháp huấn luyện cho các HLV nội, với kiến thức sách vở lẫn trực quan qua băng ghi hình. Các học trò của Rainer có ông Trần Văn Phúc, Đoàn Phùng, Phan Thanh Hùng… đều rất quý thầy, nhờ tầm hiểu biết và rộng rãi khi đôi lúc tặng cho học trò những pho sách quý.

Hồi đấy ông Nguyễn Hồng Thanh từng xin ông đến 90 đĩa CD ghi lại những tình huống thực tế trên sân để giảng dạy. Học với ông Wilfeld rồi nhiều thầy nội của chúng ta mới vỡ lẽ ra kiến thức bóng đá chung ở Việt Nam có khi lạc hậu hơn so với thế giới cả chục năm. Thế mà “việc lớn” thì ông Wilfeld vẫn ngồi ngoài. Có lần ông được cho theo đội tuyển (Tiger Cup 2002) nhưng lại thấy ông tỉ mỉ quay phim rồi làm tư liệu, có lúc lại kéo vòi nước tưới cho sân tập mềm để cầu thủ không chấn thương.

Các quan ở VFF không nhìn ra giá trị và kiến thức của ông thầy Đức Wilfeld nhưng ông Calisto thì ghi nhận những công việc ông Wilfeld làm rất lớn. Chính ông Calisto cũng tiếc khi ông thầy này không được giao việc lớn để làm xứng với tầm Uỷ ban Olympic Đức cử chuyên gia giúp bóng đá Việt Nam.

Bây giờ thì ta lại vất vả tìm kiếm rồi khoanh tròn một cái tên mang quốc tịch Đức và hy vọng. Hơn một tháng từ ngày chia tay Calisto, VFF cân đong đo đếm mãi mới ra được.

Thầy Đức gắn với bóng đá Việt Nam rất nhiều nhưng sử dụng chất xám thầy Đức thì không phải ai cũng được sử dụng hết.

Thuê thầy là một chuyện còn nhìn ra khả năng của thầy để tận dụng lại là chuyện khác.

CÔNG TUẤN


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.