feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Dư luận Đức không khỏi ngỡ ngàng khi hay tin ngày 20/6 vừa rồi, Birgit Hogefeld, một trong những nữ thủ lĩnh của Đạo quân Đỏ (RAF) đã được trả tự do trước thời hạn. “Tên khủng bố mặc váy” 54 tuổi này từng làm báo giới tốn không ít giấy mực, bởi thị là nữ sát thủ hàng đầu của tổ chức RAF lộng hành trong các vụ khủng bố chính trị trong nửa cuối thế kỷ trước.

Suốt 3 thập niên liền, các thành viên thuộc RAF đã gây ra cái chết của 33 viên chức chính quyền, cảnh sát, doanh nhân và người nước ngoài. Riêng B.Hogefeld liên quan trực tiếp đến 4 vụ án mạng và bị xử án chung thân qua một phiên tòa ở Frankfurt năm 1996. Cụ thể là nữ hung thủ đã ra tay sát hại một nhân viên quân sự Mỹ và một cảnh sát người Đức, chưa kể thị từng tham gia vào ít nhất 10 vụ ám sát khác do RAF thực hiện trong cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, gồm cả hai vụ sát hại Tổng giám đốc Deutsche Bank Alfred Herhauzen và Chánh văn phòng về Quản lý tài sản công Detlev Karsten.

Trước khi có vụ tấn công vào căn cứ quân sự Mỹ Edward Pimenteil đóng trên đất Đức đầu năm 1985, Birgit đã sử dụng mỹ nhân kế dụ một hạ sĩ quan Mỹ trẻ tuổi về nhà mình rồi bắn chết anh ta hòng đoạt giấy tờ và quân phục để cải trang. Kế đến, nhóm thành viên thuộc RAF chẳng khó khăn gì khi lẻn vào căn cứ gài bom khủng bố, khiến 2 lính Mỹ cùng 1 cảnh sát bảo vệ Đức thiệt mạng. Giữa năm 1993, sau cuộc đọ súng quyết liệt với lực lượng đặc nhiệm GSG -9 tại nhà ga Bad Klaynen, tỉnh Mecklenburg-Pomerania, B.Hogefeld cùng nhân tình Wolfgang Grams - cũng là thành viên cao cấp của RAF - đã bị bắt giữ.

Năm 2007, B.Hogefeld đệ đơn xin ân xá lên Tổng thống Horst Kohler, dựa vào quy định kẻ bị án chung thân đã trải qua 15 năm ở tù có thể được xét thay đổi hình phạt, nhưng đơn xin ân xá bị bác thẳng thừng. Năm 2008, Tòa án Frankfurt bổ sung: cựu thành viên các tổ chức quá khích phải thụ án ít nhất là 18 năm mới được xét giảm án. Đến mùa hè năm 2009, B.Hogefeld đã được phép ra ngoài làm việc vào ban ngày và phải quay về ngủ trong tù vào ban đêm, để cuối cùng được phóng thích vì cải tạo tốt kèm thời hạn 5 năm quản chế tại gia.

Một "tên khủng bố mặc váy" khác cũng đang được dư luận lưu tâm theo dõi là Verena Becker 58 tuổi, nghi can chính trong vụ ám sát Tổng chưởng lý Đức Siegfried Buback giữa trung tâm thành phố Karlsruhe hơn 3 thập niên trước, vào ngày 7/4/1977. Tuy rằng đã có một phiên tòa khác xử 3 tên liên quan đến vụ sát hại S.Buback, nhưng cả 3 đã lần lượt được trả tự do trong những năm gần đây. Thực ra V.Becker đã bị tạm giữ sau vụ ám sát khoảng một tháng, bởi cảnh sát đã tìm thấy khẩu súng bắn S.Buback trong căn hộ của thị. Nhưng tình báo Đức lại quả quyết trong thời gian xảy ra vụ giết Tổng chưởng lý, V.Becker có bằng chứng tại ngoại là đang đi du lịch tận… Iraq.

B.Hogefeld.

Đến mùa thu năm 1977, thị bị kết án chung thân không phải vì vụ S.Buback, mà bởi thái độ chống đối khi định giết cảnh sát tới nhà đọc lệnh bắt tạm giam. Nhưng V.Becker chỉ phải ở tù có 12 năm rồi bất ngờ được tha bổng bởi cựu Tổng thống Richard von Weizsacker. Cuối tháng 11/1989, thị lặng lẽ ra tù, thay đổi danh tính và sống ở Berlin.

Tháng 4/2007 Michael Buback, con trai cố Tổng chưởng lý đã thuyết phục được giới hữu trách rằng hung thủ sát hại cha mình chính là V.Becker. Ngoài ra, Viện Công tố Liên bang cũng tìm được dấu vết ADN của thị trên chiếc phong bì chứa lá thư nhận trách nhiệm vụ ám sát từ RAF. Phiên tòa xử V.Becker đã được mở ngày 30/10/2010 tại Stuttgart, cùng bản cáo trạng vạch rõ bị cáo chính là kẻ chủ mưu lên kế hoạch và thực hiện vụ mưu sát Tổng chưởng lý S.Buback, khi cho 2 kẻ đi xe gắn máy nã súng vào ôtô chở ông khiến S.Buback cùng 2 người khác thiệt mạng. Đồng thời trong quá trình xét xử, người ta cũng biết được qua tài liệu lưu trữ của Cơ quan An ninh CHDC Đức cũ (Stasi), rằng V.Becker vốn được tình báo CHLB Đức che chở. Điều này khiến giới tư pháp nảy sinh mối ngờ rằng, phải chăng các cơ quan mật vụ Đức từng có mối quan hệ khăng khít với RAF và biết rõ mọi dự định của chúng?

V.Becker (giữa) xuất hiện tại tòa cùng các luật sư.

Về phần mình V.Becker một mực chối tội, thậm chí còn chỉ đích danh thủ phạm là Stefan Visnevski. Hai nhân vật hàng đầu thuộc RAF đã quy phục cảnh sát là Silke Maier-Witt và Peter-Jurgen Bock cũng đồng nhất với nhận định của V.Becker. Được biết "hung thủ" S.Visnevski, một tay súng của RAF từng bị cảnh sát bắt trong vụ S.Buback sau đó được thả vì thiếu bằng chứng. Phiên tòa mới về "tên khủng bố mặc váy" V.Becker đã kéo dài hơn 8 tháng và ngày càng có thêm nhiều tình tiết mới, khiến vụ án trở nên phức tạp với nhiều kẻ liên quan chứng tỏ "bóng ma khủng bố" RAF vẫn luôn ám ảnh cuộc sống thường nhật ở Đức.

  •   Kim Dung (tổng hợp CAND)


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.