feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ
Chào mừng các bạn đến Đức! Bỏ tất cả mọi thứ trong túi ra, giơ tay lên, dạng chân ra, không được động đậy và không được nói gì hết! Đó không phải những lời trích dẫn từ cuộc đối thoại trên truyền hình Nova như người ta chợt nghĩ đến. Thực tế đó là những câu thông thường mà cảnh sát Đức có thể nhằm vào người Séc.

Những chuyện tương tự như vậy ngày càng xảy ra thường xuyên hơn trên vùng biên giới Séc Đức. Hãng Thông tấn Séc có nhiều bằng chứng về việc người Séc bị bắt nạt không chỉ ở München, Lepzig và cả ở Berlin. Bản thân tác giả cũng đã từng là nạn nhân của tình trạng bắt nạt này mà không nghĩ đến. Số lượng vụ bắt nạt người Séc của cảnh sát Đức kể từ mùa hè năm 2010 càng có chiều hướng gia tăng.

Vào tháng 2 năm 2008 tôi lái xe qua biên giới ở cửa khẩu cũ Cínovec theo con đường đầy tuyết hướng đến Dresden. Đến thành phố Dippoldiswalde (cách Cínovec khoảng 25 km. Có vẻ giống như Uhlířské Janovice của Séc) thì có người mặc thường phục vẫy loạn tín hiệu yêu cầu dừng xe và hướng tôi vào dừng ở trạm xăng “Aral”. Ở đó đã có những nhân viên cảnh sát chờ sẵn thậm chí còn có một người ngồi trong xe dân sự.

Tôi cũng chẳng hiểu mình đã làm gì sai trái. Một nhân viên cảnh sát hất hàm hỏi: “Ông có chở vũ khí, lựu đan, chất nổ hay ma túy không?” Sau khi thấy tôi trả lời là không họ yêu cầu xuất trình giấy chứng minh thư, bằng lái xe và giấy tờ xe. Tôi xuất trình các loại giấy tờ họ yêu cầu và nói tôi không nghĩ là mình đã làm gì sai. Nhân viên cảnh sát cầm giấy tờ của tôi và chẳng nói chẳng rằng. Đồng nghiệp của anh ta vẫy tay và bảo “Ông sẽ sớm biết gì thôi”.

Cả hai chui vào chiếc xe của người đàn ông bí mật thứ ba kia. Khi quân đội Anh huấn luyện chúng tôi ở Tây Berlin, các chuyên gia của Nữ hoàng Alžběty II, Vương quốc Anh và Bắc Ai Len đã dạy chúng tôi “Những người lịch thiệp bao giờ cũng có hai người cùng kiểm tra. Điều đó không nhất thiết phải có một ý nghĩa nào đó. Nếu khi kiểm tra họ có 3 người hoặc hơn nữa thì đó là chiến dịch. Trong trường hợp này cần phải tính đến là kẻ thù đã có những bằng chứng chống lại chúng ta”. Tôi cũng phải thừa nhận là tôi chưa bao giờ nghĩ vậy. Suy luận đơn thuần của tôi chỉ là do đường biên giới mới được mở ra. Các phần tử tội phạm hình sự của cả hai bên đã lợi dụng việc này. Việc kiểm tra gắt gao trong thời kỳ quá độ vì thế đương nhiên là cần thiết.

Một lúc sau thì nhân vật bí mật thứ ba ra khỏi xe và mang giấy tờ lại cho tôi. Ông ta có vẻ rất ngạc nhiên khi thấy tôi là người Đức mà lại mang quốc tịch Séc. Tôi trả lời “Tôi chỉ có quốc tịch Séc và quốc tịch Đức, bởi vì tôi từ chối không nhận quốc tịch Anh. Nếu không năm 1982 tôi đã phải tham gia cuộc chiến với Ácghentina. Mà tôi thì chẳng hề muốn làm việc ấy. Ba tuần liền trên chiếm hạm từ Liverpool đến quần đảo Falkland là hơi quá sức chịu đựng. Vì thế nên tôi chỉ có hai quốc tịch”. Dường như viên cảnh sát đã khó chịu thực sự. Khi đến gần tôi ông ta hỏi: “Ông đã viết lận án tiến sĩ về người Đức ở Sudet có phải không? (Sự hội nhập và chia tách của ngườu Đức ở Sudet tại Cộng hòa Séc trong những năm 1918-1920, České Budějovice 2005). Rõ ràng là ông ta rất chú ý đọc các tạp chí khoa học. Cuộc nói chuyện kết thúc bằng một câu hỏi: “Có phải ông viết rằng Cộng hòa Séc được nước Pháp bảo hộ. Lỗi là do người Đức đã ép buộc ông ở Cộng hòa Séc buộc phải viết cho chính phủ Pháp chứ không phải cho người Séc. Ông có dẫn ra những vị chỉ huy cao cấp của quân đội Pháp. Ông lấy những cái tên đó từ đâu? Chúng tôi chẳng bao giờ tìm thấy và người Pháp thì từ chối cung cấp thông tin cho chúng tôi. Liệu ông có thể nói cho tôi biết tất cả những nguồn trích dẫn mà ông có được không?”

Tôi chỉ nói với ông ta là hầu hết các nguồn trích dẫn đều được nếu trong phần đầu của luận án “Sự hội nhập và chia tách của ngườu Đức ở Sudet tại Cộng hòa Séc trong những năm 1918-1920” (nguyên bản tiếng Đức: Integration und Separation der Sudetendeutschen in der ČSR 1918-20). Họ không hề kiểm tra thêm gì trên chiếc xe của tôi. Tôi có thể tiếp tục đi. Đầu óc tôi cứ quay cuồng vì không hiểu tại sao cảnh sát Đức lại dừng xe của tôi ở Dippoldiswalde, hỏi tôi về tên vị chỉ huy quân đội Pháp ở Praha từ năm 1920 và nói chuyện với tôi về chuyện ấy suốt 35 phút đồng hồ.

Ngày mùng 3 tháng 3 năm 2010 tôi nghe thấy thông tin từ đài phát thanh Rundfunk Berlin-Brandenburg (RBB) của Đức nói về đề tài “Các công dân Séc bị bắt nạt trên tuyến biên giới Đức”. Bình luận viên của đài phát thanh RBB dẫn ra là có hàng chục trường hợp công dân Séc không chỉ đơn thuần bị kiểm tra mà đúng ra là có sự ngạo mạn của cảnh sát Đức. Đài phát thanh đã đặt câu hỏi: Liệu còn có bao nhiêu trường hợp người bị hại không khiếu nại? Chắc hẳn có tới hàng trăm trường hợp gặp phải những cuộc “kiểm tra kỳ quái” này. Lúc ấy tôi mới vỡ lẽ ra trường hợp của mình. Cảnh sát Cộng hòa Liên bang Đức có cách tiếp cận riêng với từng người Séc. Đó là do họ không dám chắc hay là e sợ chuyện gì (như trong hầu hết các trường hợp khác). Điều này chẳng liên quan đến khía cạnh “an ninh” nào cả. Người thường chứ đâu có phải là một điệp viên siêu hạng gì mà họ phải quan tâm đến vậy. Đó chẳng qua là BND (Cơ quan Gián điệp Liên bang) và BfV (Cơ quan bảo vệ luật pháp Đức).

Cộng hòa Liên bang Đức chẳng hề quan tâm đến khách du lịch người Séc. Cộng hòa Séc có đủ quyền tự do công dân mà nó có thể thâm nhập đe dọa nền dân chủ công chức của Đức dưới chiêu bài “dân chủ công dân”. Chỉ có một cách duy nhất để họ khỏi sang lãnh thổ Cộng hòa Liên bang Đức là làm nhục họ. Nghỉ ngơi chẳng thích thú gì thì lấy đâu ra mong muốn trở lại. Nền dân chủ Séc có nghĩa là phá hỏng nền dân chủ công chức của Cộng hòa liên bang Đức.

 Ngọc Bảo dịch từ reflex.cz (Jan Berwid-Buquoy, Quận công xứ Ellgut)
 
 

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.