feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Ngay sau khi quyền miễn trừ truy tố vừa hết hiệu lực, ngày 3-7 đội thanh tra tài chính cùng với thẩm phán Jean – Michel Gentil của Bordeaux đã tiến hành lục soát không báo trước nhà riêng của gia đình ông Nicolas Sarkozy. Cựu tổng thống Pháp bị cáo buộc đã nhận trái phép hàng trăm ngàn euro cho chiến dịch tranh cử năm 2007. Sự kiện sẽ chẳng có gì đáng bàn, bởi những bê bối kiểu như thế này xảy ra không ít ở các quốc gia phương Tây. Tuy nhiên, vụ việc lại diễn ra ngay sau hội nghị thượng đỉnh EU vừa diễn ra cuối tuần trước (ngày 28 – 29-06) nên không tránh khỏi những suy diễn.

Sau tuyên bố khá “mạnh miệng” của Chủ tịch Ủy ban châu Âu, ông Jose Barosso tại hội nghị thượng đỉnh G 20 Los Cabos về việc EU sẽ có những biện pháp nhằm khắc phục cơn bão khủng hoảng nợ công, người ta chờ đợi rất nhiều vào hội nghị thượng đỉnh EU vừa rồi. Sau hai ngày “đấu khẩu”, hội nghị thượng đỉnh EU cũng chỉ đi đến một quyết tâm sẽ triển khai mọi biện pháp có thể để đưa EU trở lại lộ trình tăng trưởng. Tuy vậy, hội nghị cũng chỉ dừng lại ở những biện pháp đã và đang thực hiện (dựa vào Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (FESF) và Cơ chế bình ổn châu Âu (MES)) mà không đưa ra được bước đột phá nào về mô hình quản lý. Sự bế tắc này được phản ảnh chính trong vụ việc điều tra ông Sarkozy bởi nó cũng liên quan tới cùng một vấn đề – cung cách quản lý vĩ mô.

Chúng ta hãy tiếp cận vụ việc liên quan tới cựu tổng thống Pháp dưới hai góc độ sau:

Thứ nhất, mô hình bầu cử tại Pháp hay các nước phương Tây nói chung tất yếu phải nảy sinh những khuất tất trong việc huy động các nguồn tài chính, bởi nó đòi hỏi các ứng viên muốn thắng cử phải đảm bảo có được một lượng tiền dồi dào. Trong suốt chiều dài tồn tại và phát triển, các nhà nước này đã không có bất cứ một cải cách hiệu quả nào về cách thức quản lý nhằm khắc phục một điều hiển nhiên này. Thông thường, chỉ sau khi mãn nhiệm các nhà lãnh đạo mới bắt đầu bị điều tra vì những hành vi trong quá khứ. Chính kết quả điều tra đã khiến lòng kiêu hãnh về một nền dân chủ công bằng luôn được ve vuốt và vì thế mô hình này vẫn được tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, trong nhiều tình huống, hậu quả mà những hành vi này gây ra sẽ không gì bù đắp được, tiêu biểu trong số đó như là niềm tin của dân chúng. Chúng ta hãy hình dung sự tức giận của dân chúng sẽ như thế nào nếu biết sự gian lận của Sarkozy diễn ra trong bối cảnh nước Pháp bắt đầu bị cơn bão khủng hoảng kinh tế tàn phá. Năm 2009, tổng thống Obama cũng đã phải xử lý một vụ việc tương tự. Trong lúc chính phủ Mỹ phải cung cấp những khoản cứu trợ khẩn cấp cho một loạt các ngân hàng đang trên bờ phá sản, thì một phần trong số tiền cứu trợ này lại được dùng để thưởng cho một số lãnh đạo các ngân hàng này. Hoàn cảnh của EU giờ cũng chẳng khác nước Pháp là bao. Các nhà lãnh đạo EU đang cố làm sáng tỏ tại sao lại cho Hy Lạp hay Ireland vay nợ một cách dễ dãi vậy. Sẽ hết sức nguy hiểm nếu các gói cứu trợ lại đem đến sự tăng trưởng cho EU và như vậy sẽ khó có được một sự cải cách triệt để mô hình quản lý hiện tại của Liên minh. Hệ lụy khó tránh là con đường tiến tới nhất thể hóa sẽ còn rất nhiều chông gai phía trước.

Thứ hai, vụ điều tra ông Sarkozy cho thấy, dù muộn nhưng chính phủ Pháp vẫn quyết tâm sửa chữa sai lầm (nếu có vì cho đến bây giờ vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra). Trong quá khứ, những vụ việc tương tự, như vụ việc liên quan tới tổng thống Mitterran, cũng đã được tiến hành tới cùng. Trong suốt hai năm qua, trong nội bộ EU cũng diễn ra cuộc tranh luận gay gắt giữa hai quan điểm tiếp tục chính sách khắc khổ hay tập trung thúc đẩy tăng trưởng. Ông Hollande, lãnh đạo chính phủ mới của Pháp, là người có quan điểm đối lập với ông Sarkozy, ông cổ súy cho việc thúc đẩy tăng trưởng. Loại bỏ những toan tính chính trị riêng tư với người tiền nhiệm, vụ điều tra của chính phủ mới chắc chắn sẽ có những tác động không nhỏ tới kết quả cuộc tranh luận này. Tại hội nghị thượng đỉnh EU vừa qua, người luôn ủng hộ chính sách thắt lưng buộc bụng, bà thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã phải có những nhượng bộ nhất định đối với nhóm thúc đẩy tăng trưởng. Nói cách khác, vụ điều tra cựu tổng thống Pháp như một minh chứng cho một nét văn hóa trong điều hành của EU, thói quen dám sửa sai cho dù có thể đụng chạm tới những điều hết sức nhạy cảm.

Xét tổng thể, vụ việc liên quan tới cựu tổng thống Pháp tuy rất bình thường nhưng nếu rõ ràng nó liên quan tới toàn bộ mô hình quản lý của các nước phương Tây, trước hết là của EU. Hy vọng, cuộc khủng hoảng nợ công lần này sẽ làm thay đổi hoặc chí ít sẽ thúc đẩy các nhà lãnh đạo Liên minh có những bước đi mạnh dạn hơn trong việc cải cách hình thức điều hành tổ chức.

  • TS. ĐỖ SƠN HẢI, nhandan



Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.