feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Dưới một góc độ nhất định, Angela Merkel đang trải qua những khoảnh khắc giống như Margaret Thatcher một thời.

Sau sáu năm tại nhiệm và được so sánh với nữ thủ tướng đầu tiên của Anh, bà Merkel càng giống với bà Thatcher khi đang cầm lái kế hoạch ứng phó với khủng hoảng tài chính của Châu Âu với những đòi hỏi giảm nợ và kiểm soát kinh tế chặt chẽ hơn. Giới truyền thông, trong đó có Frankfurter Allgemeine Zeitung, tờ báo có uy tín đóng tại trung tâm tài chính của nước Đức, gọi bà là “Bà đầm thép Châu Âu”.

Được củng cố uy tín nhờ tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục, bà Merkel đã từ chối mọi lời kêu gọi từ hai phía trái ngược: một phía đòi hỏi khai trừ Hy Lạp khỏi khu vực euro, phía ngược lại đề nghị giảm nhẹ các điều kiện hỗ trợ. Với việc duy trì chính sách trung lập chống lại sức ép từ các phía, bà đặt cược rằng các nhà hoạch định chính sách Châu Âu sẽ cùng tiếp tục tránh để euro giảm giá, yếu tố sẽ giúp cho bà tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba vào năm sau, qua  đó san bằng kỷ lục với bà Thatcher.

“Nếu Merkel ra ứng cử trong bối cảnh khu vực đồng euro sụp đổ thì bà ấy khó mà thắng được,” Giles Merritt, lãnh đạo nhóm Những người bạn của Châu Âu – một nhóm nghiên cứu chuyên thúc đẩy những cuộc tranh luận về Liên minh Châu Âu, nói trong một cuộc phỏng vấn. “Cuối cùng thì bà ấy đã đưa ra lựa chọn theo cách của một nhà chính trị.”

Có lẽ Merkel đang củng cố các nền tảng của mình cho kỳ bầu cử mùa thu năm sau: thực hiện các nguyên tắc chặt chẽ về ngân sách mà người Đức mong muốn, đồng thời ngăn ngừa sự đổ vỡ của khu vực đồng euro – điều quá rủi ro cho nước Đức, quốc gia luôn muốn đóng vai người vận động cho sự đồng thuận hòa hợp ở Châu Âu kể từ sau Thế Chiến thứ II. Bà đã đập tan cơn sóng ngầm chống khu vực đồng euro trong liên minh của mình, tuyên bố rằng giải pháp hiện nay là “thêm, chứ không phải bớt, cho Châu Âu.”

“Không đặt thành câu hỏi”

Được củng cố uy tín nhờ tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục, bà Merkel đã từ chối mọi lời kêu gọi từ hai phía trái ngược: một phía đòi hỏi khai trừ Hy Lạp khỏi khu vực euro, phía ngược lại đề nghị giảm nhẹ các điều kiện hỗ trợ.

“Tôi không muốn Hy Lạp rời khu vực euro, và vì vậy tôi không đặt vấn đề này thành một câu hỏi”, bà Merkel, nay đã 57 tuổi, nói chuyện trước các sinh viên tại Berlin hôm 7 tháng Hai. Bà nói rằng cái giá của một rạn nứt trong khu vực euro là “không thể tính được.”

Giải pháp duy trì cân bằng của Merkel đã đem lại hiệu quả. Dù nước Đức cấp vốn cho các cuộc giải cứu từ Athens tới tận Dublin, lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của nước này vẫn tiếp tục giảm còn 1,74% vào ngày 13/01, mức thấp nhất trong hai tháng, sau khi giảm đến mức kỷ lục của thời kỳ euro với 1,67% vào ngày 22 tháng Chín (2011).

Chỉ số tín nhiệm của Merkel đã tăng từ hồi tháng Mười Hai để đạt mức cao nhất trong nhiệm kỳ thứ hai nhờ bà động viên tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy thành lập một mặt trận chung cùng đồng đồng thuận quan điểm thắt chặt chi tiêu trong khu vực dùng đồng Euro và ngăn chặn suy thoái lan rộng. 25 trong tổng số 27 quốc gia EU đã ký vào kế hoạch này của bà.  

“Bà ấy nhận ra rằng chỉ bằng cây gậy không thôi thì tương lai của Châu Âu sẽ không có tiến triển,” Henrik Enderlein, chuyên gia kinh tế chính trị tại Trường Quản trị Hertie (Berlin), nhận định khi được phỏng vấn qua điện thoại. “Bà ấy cũng cần đến cả những củ cà rốt. Và cà rốt ở đây là nước Đức, một nước ủng hộ phát triển liên minh Châu Âu với mong muốn cùng các quốc gia khác hướng đến một mục tiêu chung trong sự hòa hợp.”

“Lãnh đạo cùng các nước khác”

Khi Hy Lạp khó chịu với sự độc đoán của Đức thì bà Merkel muốn đánh tín hiệu rằng “không phải Đức lãnh đạo các nước khác mà là Đức lãnh đạo cùng với các nước khác,” Enderlein nói. “Đây là thông điệp bà ấy muốn chuyển tới các đối tác Châu Âu.”

Khi Hy Lạp khó chịu với sự độc đoán của Đức thì bà Merkel muốn đánh tín hiệu rằng “không phải Đức lãnh đạo các nước khác mà là Đức lãnh đạo cùng với các nước khác,” Enderlein nói. “Đây là thông điệp bà ấy muốn chuyển tới các đối tác Châu Âu.”

Nhưng điều đó cũng có nghĩa là Merkel sẽ cứng rắn trước yêu cầu loại bỏ Hy Lạp của các lãnh đạo doanh nghiệp như chủ tịch Commerzbank AG Klaus-Peter Mueller, người đã nói hôm 30 tháng Một rằng Hy Lạp cần được giải thoát khỏi “gọng cùm” đồng tiền chung. Franz Fehrenbach, giám đốc điều hành của hãng cung cấp phụ tùng ô tô Robert Bosch GmbH, nói với Tạp chí Manager hôm 14 tháng Hai rằng Hy Lạp nên bị khai trừ nếu như nước này không tự nguyện rút lui.

Thái độ không khoan nhượng của bà thủ tướng đang khiến người ta so sánh bà với cựu Thủ tướng Anh Thatcher, người từng nổi tiếng vì đã bác bỏ những chỉ trích việc cắt giảm ngân sách khi mới tại nhiệm được 18 tháng với câu nói nổi tiếng trước các đảng viên Đảng Bảo thủ năm 1980, “quý bà sẽ không xoay chuyển”.1

“Rắn như đinh”

“Cả Thatcher và Merkel đều rắn như đinh,” Gary Smith, giám đốc điều hành American Academy (một viện nghiên cứu xuyên Đại Tây Dương) ở Berlin, nói trong một cuộc phỏng vấn. Cả hai đều cho thấy rằng “họ là những người cương quyết chứ không dễ dao động.”

Cũng như Thatcher, người đã dập các cuộc biểu tình của thợ mỏ để kiểm soát công đoàn tại Anh, Merkel chưa từng né tránh việc đối đầu. Nhưng không như Thatcher, Merkel được lòng người dân Đức vì bà “thận trọng, khiêm tốn và kín đáo,” Smith nói. “Có Merkel chèo lái, mọi chuyện đều yên bình và nước Đức đang thành công trên quy mô toàn cầu.”

Bên cạnh đó, thái độ đối với Châu Âu của hai nhà lãnh đạo này khác nhau một trời một vực. Gần một phần tư thế kỷ sau khi Thatcher diễn thuyết tại thành phố Bruges của Bỉ để cảnh báo về “một siêu nhà nước Châu Âu đang thống trị từ Brussels,” ngày nay Merkel kêu gọi liên minh chính trị và kinh tế. Nước Anh đứng bên rìa chương trình này khi thủ tướng bảo thủ David Cameron từ chối tham gia vào hiệp ước ngân sách Châu Âu mà Đức khởi xướng.

Người học trò của Kohl

Mặc dù Merkel từng được sự dìu dắt của cựu thủ tướng Helmut Kohl và lớn lên ở Đông Đức Xã hội Chủ nghĩa nhưng có lẽ trước kia trong thâm tâm bà chưa thật sự có lý tưởng xây dựng một Châu Âu thống nhất, vốn là mục tiêu của các lãnh đạo Đức kể từ sau Thế chiến thứ II. Trong một cuộc họp của Đảng Dân chủ Thiên Chúa Giáo hồi năm ngoái, bà Merkel từng phê phán người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha quá lười làm việc.

Động thái giữ cân bằng của Merkel đã đem lại hiệu quả. Dù nước Đức cấp vốn cho các cuộc giải cứu từ Athens tới tận Dublin, lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của nước này vẫn tiếp tục giảm

Ông Kohl, người thống nhất Đông và Tây Đức hồi năm 1990 (trái với mong muốn của bà Thatcher), cảnh báo trong một bài viết hồi tháng Chín rằng nước Đức không thể tách tương lai của mình khỏi tương lai của Châu Âu. Còn bà Merkel thì hồi tháng Bảy năm ngoái, đã hơi mất tập trung khi một phóng viên hỏi về nhiệt huyết bà dành cho Châu Âu. “Anh hỏi gì ấy nhỉ? À vâng, nhiệt huyết” bà đáp.

Tuy nhiên, giờ thì bà Merkel đã phê phán những tranh biếm họa vẽ người cần cù đối lập với đám người Châu Âu lười biếng2. Luận điểm bà thường đề cập đến hiện nay là đề cao tiết kiệm, coi đây là giải pháp tốt nhất để 500 triệu người Châu Âu cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới.

“Người Đức lười biếng”

“Thực tế là có cả những người Đức lười biếng bên cạnh những người Đức chăm chỉ,” bà Merkel nói với tờ Sueddeutsche Zeitung trong cuộc phỏng vấn về sau được đăng trên website đảng của bà vào ngày 26 tháng Một. “Chúng ta nên bỏ qua những cái nhìn định kiến.”

Đảng Liên minh Dân chủ Thiên Chúa Giáo của bà Merkel đang được lợi từ những chỉ số kinh tế Đức như tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong hai thập kỷ và niềm tin của doanh nghiệp cao nhất trong 5 năm. Hôm 2 tháng Hai, một điều tra của kênh truyền hình ARD cho thấy chỉ số uy tín của Merkel lên tới 64%, mức cao nhất kể từ năm 2009. Điều tra cũng cho thấy có tới 70% ý kiến phản đối cung cấp thêm bảo lãnh tài chính cho Hy Lạp.

Tỷ lệ ủng hộ đảng của bà Merkel đứng ở mức 38%, mức cao nhất kể từ khi bà tái đắc cử hồi tháng Chín 2009, theo một điều tra hàng tuần được Forsa công bố hôm 15 tháng Hai. Đảng Dân chủ Xã hội đối lập mất 1 điểm %, đạt tỷ lệ ủng hộ 26%.

Những thất bại cấp tiếu bang

Việc bảo vệ người Đức trước bất ổn giúp bà Merkel lấy lại lòng tin sau khi cơn giận dữ của công chúng trước những gói giải cứu dành cho Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha khiến cho chỉ số tín nhiệm của bà tụt xuống còn 29% vào mùa thu năm 2010. Năm ngoái, liên minh của bà bị thua hoặc mất phiếu trong cả bảy kỳ bầu cử cấp tiểu bang ở Đức.

“Người Đức không chống lại EU nhưng họ lo cho đồng tiền của mình,” Ulrich Deupmann, chuyên gia của Brunswick Group Inc. tại Berlin trả lời phỏng vấn. “Chính vì vậy mà những lời cứng rắn của Merkel đối với Hy Lạp dễ thu hút cử tri.”

Với khả năng Hy Lạp tiếp tục theo đuổi chính sách thắt lưng buộc bụng trong năm thứ năm của cuộc khủng hoảng còn chưa rõ ràng và tình hình bền vững của nợ công ở Bồ Đào Nha hiện vẫn bị nghi ngờ, thì bất kỳ dấu hiệu tái khủng hoảng nào cũng sẽ làm sống dậy đòi hỏi phát hành trái phiếu đồng phát hành ở Châu Âu. Trong trường hợp đó, sức nóng sẽ rất lớn, đẩy bà Merkel vào thế phòng ngự.

Các thị trường hiện nay đang ủng hộ bà Merkel, giúp giảm bớt áp lực chính trị. Dù vậy, bà vẫn không thể yên tâm là khó khăn đã chấm dứt, còn kỳ bầu cử tiểu bang tiếp theo sẽ diễn ra ngày 25 tháng Ba ở Saarland, nơi mà chính quyền của đảng Dân chủ Thiên Chúa Giáo từng sụp đổ từ hôm 6 tháng Một.

Với khả năng Hy Lạp tiếp tục theo đuổi chính sách thắt lưng buộc bụng trong năm thứ năm của cuộc khủng hoảng còn chưa rõ ràng và tình hình bền vững của nợ công ở Bồ Đào Nha hiện vẫn bị nghi ngờ, thì bất kỳ dấu hiệu tái khủng hoảng nào cũng sẽ làm sống dậy đòi hỏi phát hành trái phiếu đồng phát hành ở Châu Âu. Trong trường hợp đó, sức nóng sẽ rất lớn, đẩy bà Merkel vào thế phòng ngự.

Vai diễn liệu có thành công?

“Đây là một chiến lược có kèm theo rủi ro,” Enderlein nói. “Hiện nay cuộc khủng hoảng đang tạm lắng xuống nên bà ấy có thể tiếp tục nói rằng nước Đức cần Châu Âu, với điều kiện là Châu Âu cũng hướng theo ‘văn hóa ổn định’ của Đức. Nhưng nếu điều này thành hiện thực thì đó sẽ là thắng lợi vô cùng lớn.”

Hiện tại bà Merkel có ý định theo gương bà Thatcher đắc cử nhiệm kỳ thứ ba nhờ thành tích chống khủng hoảng nợ, nhưng chưa dám chắc sau này người ta sẽ làm phim về bà. Diễn viên từng đoạt Oscar Meryl Streep, người có mặt ở Berlin hôm 14 tháng Hai để giới thiệu vai diễn bà Thatcher trong phim “Bà Đầm Thép” ở liên hoan Berlinale, nói rằng cô không muốn đóng vai bà Merkel.

Điểm chung là, “nhìn từ một khoảng cách thì bà ấy quả là một phụ nữ vô cùng mạnh mẽ,” Streep nói với tờ Die Welt.

1. Cả câu đầy đủ là “You turn if you want to. The lady’s not for turning.” (Tạm dịch: Quý vị cứ thay đổi nếu quý vị muốn. Bà đầm không thay đổi.) Những người chỉ trích muốn bà thực hiện một “U-turn” (nghĩa đen là quay theo hình chữ U), ám chỉ việc thay đổi chính sách theo hướng ngược lại để giảm tỷ lệ thất nghiệp khi đó đang lên rất cao. Để phản bác, bà thủ tướng đã chơi chữ (“You turn” phát âm giống như “U-turn”). Chúng tôi giữ nguyên văn tiếng Anh. 


2. Người Đức cho rằng họ chăm chỉ hơn các dân tộc châu Âu khác.

  • Theo Tiasang, Blomberg


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.