feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Đức Quốc xã đã thành công trong việc "phá hoại" niềm tin của cả châu Âu đối với đồng tiền Anh khi tung ra những tờ bạc giả hoàn hảo hồi Thế chiến 2, theo hồ sơ mật của Cục tình báo Anh MI5.

Mưu đồ phá hoại

Theo tài liệu Cục Lưu trữ Quốc gia Anh, tới cuối Thế chiến 2 tiền Anh giả nhiều tới mức đồng bảng Anh không được chấp nhận trên toàn lục địa.

Đầu tiên, Đức quốc xã làm giả những tờ tiền vào năm 1940 nhằm chuẩn bị cho kế hoạch xâm lược nước Anh, theo báo cáo do Ngài Edward Reid thuộc phân khu B1B của MI5 công bố năm 1945.

Kế hoạch phân tán các tờ bạc giả trên khắp nước Anh "nhằm tạo ra sự mất niềm tin và gây ra sự nhầm lẫn nói chung", một gián điệp Đức bị bắt khai nhận.

Mặc dù Hitler buộc phải từ bỏ kế hoạch xâm lược Anh sau thất bại của Không quân Đức Quốc xã trong các trận chiến trên bầu trời nước Anh năm 1941, song những tay thợ làm tiền giả của Đức vẫn tiếp tục phát triển kỹ thuật làm bạc giả tinh vi với mục đích phá hoại.

"Những gì họ tạo ra sau đó là loại tiền giả tinh vi tới mức không ai ngoại trừ một chuyên gia được huấn luyện đặc biệt có thể phát hiện ra sự khác biệt giữa chúng và tiền thật", ông Edward nói.

Đầu tiên, tiền giả được lưu hành ở hai nước trung lập là Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha với mục tiêu tăng gấp đôi lượng tiền cho sự nghiệp của phát xít Đức và tạo ra sự thiếu niềm tin vào đồng tiền Anh. Sau đó, tiền bắt đầu xuất hiện tại Ai Cập.

Sự phát hiện muộn mằn

Năm 1944, nhà chức trách Anh hết sức lo lắng trước tác động của lượng tiền giả này, họ thông báo cho chính phủ Tây Ban Nha yêu cầu giữ lại 20.000 bảng Anh lấy từ trên người một gián điệp Đức - tất cả đều là tiền giả. 

Tuy nhiên, thủ đoạn của người Đức đã làm hại chính họ khi chính quyền Anh phát hiện những gián điệp được cử đến Anh đều mang theo tiền giả. Ngay lập tức, nước Anh được cảnh báo về sự hiện diện của đội quân gián điệp này.

"Có những bức ảnh chụp một nhóm mật vụ Đức bán tiền giả ở Lisbon (Bồ Đào Nha), ảnh một nhóm mật vụ Đức khác mua lại số tiền đó rồi chuyển cho các gián điệp được gửi tới Anh", ông Edward nói.

Đầu tiên chỉ có vài tờ tiền giả tới Anh, nhưng tất cả đã thay đổi sau ngày D-Day (ngày quân đồng minh đổ bộ lên bãi biển Normandy - Pháp, chính thức mở màn trận thứ hai nhằm tiêu diệt chủ nghĩa Đức Quốc xã) và cuộc xâm lược Pháp năm 1944, tiền giả bắt đầu xuất hiện tràn lan, chủ yếu là từ các hoạt động trên thị trường chợ đen của quân đội đồng minh. 

Mặc dù một số vụ truy tố đã có tác dụng răn đe, nhưng ông Edward thừa nhận rằng khi chiến tranh kết thúc những người thợ làm tiền giả của Đức đã đạt được mục tiêu của họ - ngay cả khi nó đến quá muộn đối với Hitler và Đế chế thứ ba. "Nói tóm lại, mục tiêu phá hoại niềm tin của các nước vào đồng tiền Anh của Đức đã thành công", ông Edward cho biết.

  • Uyên Nhi(Theo Belfast) Laodong


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.