feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Tổng thống Obama gọi Al-Awlaki là một thủ lĩnh của Al-Qaeda ở bán đảo Ả Rập nhưng một tờ báo Đức khẳng định rằng y chưa bao giờ là thành viên chính thức của Al-Qaeda

Yassin Musharbash, tác giả bài báo “Cái chết của người được cho là loa tuyên truyền thánh chiến bằng tiếng Anh” trên tuần báo Der Spiegel (Đức) số ra ngày 30-9, cho rằng không có chứng cứ nào cho thấy Al-Awlaki là thành viên chính thức của AQAP - chi nhánh Al-Qaeda ở bán đảo Ả Rập.

Theo ông Musharbash, mặc dù ủng hộ tích cực Al-Qaeda, không rõ Al-Awlaki có  thực hiện “bai’a”, lời tuyên thệ chính thức của thành viên Al-Qaeda. Lần đầu tiên xuất hiện trong một video clip chính thức của AQAP hồi tháng 5-2010, Al-Awlaki cũng chỉ được giới thiệu là khách mời phỏng vấn. Vậy, trên thực tế Al-Awlaki là ai, nguy hiểm cỡ nào đối với Mỹ?

Sinh ở Mỹ, từng mê hamburger

Anwar Al-Awlaki chào đời ngày 21-4-1971 tại thị trấn Las Cruces, bang New Mexico của Mỹ, trong một gia đình trí thức người Yemen. Tiến sĩ nông học Nasser al-Awlaki, cha của Anwar, từng giảng dạy ở Đại học Minnesota từ 1975 đến 1977 trước khi hồi hương làm bộ trưởng bộ nông nghiệp Yemen.

Trong 6 năm đầu sống trên đất Mỹ, Al-Awlaki hưởng một tuổi thơ giống hệt như mọi đứa trẻ Mỹ “mê hamburger và mơ cây thông Giáng sinh”. Năm 1977, Al-Awlaki theo gia đình về Yemen, sống 11 năm trước khi trở lại đất Mỹ học 3 trường đại học, lấy được một bằng cử nhân, một bằng thạc sĩ và học dở dang bằng tiến sĩ phát triển nguồn nhân lực tại Đại học George Washington.

Trong thời gian du học ở Mỹ bằng tiền học bổng nhà nước Yemen, mùa hè năm 1993, cùng với nhiều bạn đồng môn tín đồ Hồi giáo, Al-Awlaki đến Afghanistan tham gia một khóa huấn luyện của Mujahedeen (chiến binh thánh chiến). Kể từ đó, tư tưởng Hồi giáo cực đoan ăn sâu vào tâm thức Al-Awlaki. Năm 23 tuổi, Al-Awlaki học làm giáo sĩ Hồi giáo.

Trang Facebook của Al-Awlaki có 4.800 người hâm mộ. Ảnh: World press

Theo hãng tin AP, Al-Awlaki bắt đầu giảng đạo tại một thánh đường Hồi giáo ở San Diego. Tại đây, trong 2 năm 1999 và 2000, Al-Awlaki bị FBI (Cảnh sát Liên bang Mỹ) theo dõi và điều tra mặc dù chẳng phạm tội hình sự trừ một lần bị bắt vì tình nghi… mua dâm! Chính trong thời gian này, FBI tin rằng Al-Awlaki đã gặp Khalid al-Midhar và Naval al-Hazmi, hai kẻ tham gia cướp máy bay đâm vào Lầu Năm Góc vào ngày 11-9-2001.

Trước khi rời khỏi nước Mỹ năm 2002, Al-Awlaki cũng từng thuyết giảng tại Trung tâm Hồi giáo Dar Al Hijrah ở Falls Church, bang Virginia, nhưng không để lại tai tiếng gì. Sau đó, Al-Awlaki đến London sinh sống và hành đạo. Hai năm sau, Al-Awlaki trở về Yemen sống với vợ và 5 con. Từ đó, Al-Awlaki chăm chỉ thuyết giảng trên internet,  lên án Mỹ tuyên chiến với đạo Hồi và hô hào đấu tranh vũ trang chống Mỹ.

Tuyên truyền thánh chiến nhiều hơn bin Laden

Thông thạo tiếng Anh cũng như tiếng Ả Rập, giỏi khai thác thế mạnh của internet và có tài hùng biện, Al-Awlaki được các chuyên gia chống khủng bố phương Tây đánh giá là bậc thầy trong tuyên truyền thánh chiến chống Mỹ, đặc biệt có ảnh hưởng rất lớn đối với tín đồ Hồi giáo nói tiếng Anh ở phương Tây.  J.M. Berger, chuyên gia chống khủng bố Mỹ, ước tính Al-Awlaki đã rao giảng thánh chiến hơn 100 giờ trên mạng, nhiều hơn cả Osama bin Laden.

Một trong những tài liệu nổi tiếng của Al-Awlaki là truyền đơn “44 cách bảo vệ thánh chiến” đăng tải trên trang web của y vào tháng 1-2009.  Al-Awlaki kêu gọi tín đồ Hồi giáo toàn cầu gây quỹ ủng hộ các chiến binh thánh chiến và gia đình họ.

Đối với Mỹ, Al-Awlaki là một kẻ thù đặc biệt nguy hiểm vì can dự vào nhiều âm mưu tấn công khủng bố chống Mỹ. Sau khi ra lệnh bắn hạ Al-Awlaki hôm 30-9, Tổng thống Obama tóm tắt tội của “kẻ phản quốc” như sau: “Chính hắn đã chỉ đạo âm mưu đánh bom liều chết một chiếc máy bay vào ngày lễ Giáng sinh năm 2009. Cũng chính hắn không ngừng kêu gọi những cá nhân ở Mỹ và khắp thế giới giết hại đàn ông, đàn bà và trẻ thơ vô tội”.

Faisal Shahzad tự nhận hành động theo tư tưởng của thầy Al-Awlaki. Ảnh: AP
Ngoài vụ đánh bom máy bay Mỹ nói trên, theo hồ sơ của CIA và FBI, Al-Awlaki cũng là thầy của thiếu tá quân y Mỹ Nidal Hassan, người đã xả súng bắn chết 13 đồng đội ở căn cứ quân sự Fort Hood ở Texas  hồi tháng 11-2009. Trước khi hành động, Hassan đã lĩnh hội tư tưởng của thầy qua hàng chục email.

Faisal Shahzad, người Mỹ gốc Pakistan, lái xe hơi chở cả trăm ký chất nổ  âm mưu đánh bom ở quảng trường Thời Đại New York hồi tháng 5-2010 cũng là môn đồ của Al-Awlaki. Trong số các đệ tử trung thành của Al-Awlaki còn có một người Anh mưu toan ám sát một đại biểu Quốc hội Anh, 2 chiến binh thánh chiến Đức ở Bonn.

Kẻ thù số 1 của phương Tây

Không chỉ có Mỹ coi Al-Awlaki là “tên khủng bố nguy hiểm nhất”. Nghị quyết số 1267 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc công bố hồi tháng 6-2010 cũng nhận định rằng Al-Awlaki là một thủ lĩnh của AQAP chuyên tuyển mộ và huấn luyện chiến binh thánh chiến. Theo nghị quyết này, Al-Awlaki bị cấm rời khỏi Yemen, tài sản ở nước ngoài bị tịch thu.

Chính phủ Canada sau đó cũng ra lệnh các thiết chế tài chính tịch thu tài sản liên quan đến Al-Awlaki. Tháng 9, Jonathan Evans, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh nội bộ Anh, tuyên bố Al-Awlaki là “kẻ thù số 1 của phương Tây”.

Tại Yemen, ngày 2-11-2010, Al-Awlaki từng bị xử vắng mặt tại tòa án Sana’a về tội âm mưu sát hại một Pháp kiều. Hisham Assem, thủ phạm vụ này, khai đã liên lạc  qua email với Al-Awlaki nhiều tháng và  chính Al-Awlaki đã khuyến khích y ra tay sát hại ngoại kiều ở Yemen.

  • VĂN ANH, NLD


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.