feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Cuộc nổi dậy ở Libya mang lại cho Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy một cơ hội mà bấy lâu ông mong mỏi: dẫn đầu một sứ mệnh quốc tế đầy rủi ro để cuối cùng tìm kiếm danh tiếng hào quang.

 

Với Tướng Charles de Gaulle, người sáng lập nền Cộng hoà thứ 5 của Pháp, việc theo đuổi cái mà người Pháp gọi là "Uy tín cao cả" là lẽ sống đầu tiên của một người đứng đầu nhà nước. Những người kế nhiệm ông đã nắm rõ và mở rộng cách nhìn của vị tướng ấy khi kiên trì bảo vệ độc lập và các lợi ích quốc gia của Pháp.

Tuy vậy, ý tưởng của Sarkozy khác xa so với de Gaulle hay Mitterrand. Hai cựu tổng thống tự coi mình là những môn sinh của lịch sử, những người có tầm nhìn lâu dài về lợi ích quốc gia. Còn Sarkozy là con người của khoảnh khắc, người luôn sống với chu kỳ tin tức hàng ngày. Rủi ro "kích động" nhịp đập và thúc đẩy khao khát nơi ông. Lần đầu tiên, ông nổi lên khi làm thị trưởng Neuilly, ngoại ô Paris. Lúc đó, một kẻ tâm thần mang theo bom đã bắt giữ con tin ở lớp mầm non. Sarkozy tiến vào căn phòng, thuyết phục kẻ mất trí đầu hàng, chờ đợi máy ảnh chĩa vào với đứa trẻ bế trên tay.

Lãnh đạo Pháp, từng được báo chí mệnh danh là "Siêu Sarko" bởi sự háo hức tham gia xử lý các cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Trong cuộc xung đột Nga - Grudia năm 2008, Sarkozy với tư cách là Chủ tịch luân phiên EU, đã tự đặt mình vào trung tâm cuộc xung đột, thực hiện cơn lốc ngoại giao thuyết phục hai bên ngừng bắn. Tuy nhiên, khả năng giải quyết khủng hoảng của ông không phải lúc nào cũng được đền đáp hay mang lại cho ông kết quả mong muốn. Trước khi trở thành kẻ thù của Muammar al-Qaddafi, ông đã cố gắng để vị lãnh đạo của Libya "hoà nhập" với cộng đồng quốc tế bằng cách mời Qaddafi tới Paris tháng 12/2007. Cử chỉ này đã vấp phải sự chỉ trích của về nhân quyền từ các quan chức trong chính chính quyền của Sarkozy. Tồi tệ hơn là sau khi thoả thuận thả các bác sĩ, y tá người Bulgaria, Qaddafi đã được Pháp "đền đáp" bằng lời hứa sẽ bán vũ khí cho Libya trị giá hàng trăm triệu USD và xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở nước này. Bất chấp những nhượng bộ ấy, lãnh đạo Libya sau đó đã từ chối tham gia Liên minh Địa Trung Hải, một dự án mà Sarkozy ưa thích, với lý do nó sẽ phá hỏng "sự thống nhất của Liên đoàn Ảrập". Nếu Qaddafi làm Sarkozy thất vọng, thì chắc chắn Liên đoàn Ảrập đã khiến lãnh đạo Libya thất vọng hơn bằng cách ủng hộ nghị quyết chống lại ông.

Dĩ nhiên, Tổng thống Pháp có những động cơ khác ngoài sự thất vọng khi thúc đẩy quyết định hành động chống lại lãnh đạo Libya. Sarkozy dường như nhấn mạnh tới động cơ nhân đạo - một lý do hoàn toàn hợp pháp, và "chia sẻ các giá trị dân chủ". Tuy nhiên, ông cũng hy vọng có thể tạo ra "tấm bình phong" che đậy những phản ứng lộn xộn của chính phủ ông với "mùa xuân Ảrập". Khi những người biểu tình ở Tunisia đối mặt với lực lượng vũ trang của Zine el-Abidine Ben Ali, Ngoại trưởng Pháp khi đó là Michèle Alliot-Marie đã đề xuất gửi cảnh sát chống bạo động Pháp tới giúp chính phủ Tunisia đối phó với đám đông. Bà đã đi nghỉ ở Tunisia trong những ngày đầu phong trào nổi dậy, sử dụng máy bay riêng từ một người bạn của Ben Ali, và thậm chí cha mẹ bà còn ký một hợp đồng kinh doanh trong kỳ nghỉ ở nước này.

Bê bối cuối cùng khiến Alliot-Marie từ chức và dẫn tới việc bổ nhiệm Alain Juppé, người đàn ông giàu kinh nghiệm và từng là đối thủ cũ của Sarkozy. Nhưng Tổng thống Pháp đã khiến Juppé bất ngờ sau quyết định công nhận lực lượng đối lập tại Libya và đánh bom các sân bay ở nước này khi ngoại trưởng của ông còn đang ở Brussels, hội đàm với các đối tác châu Âu. Juppé không được nói về quyết định này và rõ ràng đã chết lặng khi nhận thông tin từ báo chí.

Sarkozy phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn để tái tranh cử năm 2012. Tỉ lệ tín nhiệm ông sụt giảm mạnh còn khoảng 25%. Những cuộc thăm dò gần đây cho thấy, ông Sarkozy thậm chí chỉ đứng thứ ba, sau cả đối thủ Đảng Xã hội và bà Marine Le Pen, lãnh đạo Đảng cực hữu Mặt trận quốc gia. Và trong cuộc bầu cử bang cuối tuần qua, khi hành động quân sự Libya bắt đầu, thì đảng của tổng thống Pháp đã nếm mùi thất bại nặng nề. Trong bối cảnh ấy, một người lãnh đạo quyết định để đất nước tham gia chiến tranh sẽ luôn bị nghi ngờ về khả năng tìm kiếm lợi thế trong các cuộc bỏ phiếu. Tuy vậy, chưa hề có dấu hiệu nào cho thấy sự ủng hộ gia tăng dành cho Sarkozy kể từ phút đầu tiên, khi máy bay Pháp cất cánh tấn công Libya vài ngày trước đây.

Nếu có nghi ngờ về các động cơ của Sarkozy thì bản thân tổng thống phải chia sẻ sai lầm ấy. Nhiều quan chức đã đề cập tới quan ngại của chính phủ rằng, sự hỗn loạn tại Libya có khả năng dẫn tới dòng người tị nạn đổ vào châu Âu.

Hơn nữa, khái niệm "uy tín cao cả" của Tướng Charles de Gaulle có thể khó nắm bắt nếu như cuộc chiến không đạt được mục tiêu như kế hoạch đã định. Để chắc chắn, các máy bay Pháp đã xuất phát đầu tiên, đánh bom vào những mục tiêu quanh Benghazi, thậm chí trước cả lúc Mỹ bắn tên lửa hành trình vào những địa điểm phòng không.

Nhưng thực tế là Pháp và Anh - các nước mang trọng trách trong sứ mệnh quân sự, lại không có những khả năng của Mỹ. Hành động quân sự đã vượt quá việc thực thi về một vùng cấm bay bao gồm hành động chống lại lực lượng pháo binh và xe bọc thép Libya. Quân nổi dậy ít được huấn luyện bài bản có thể cần một thoả thuận để được hỗ trợ tốt hơn, trừ phi sự can thiệp của phương Tây đủ thuyết phục đội lính đánh thuê của Qaddafi rằng, rủi ro của cuộc chiến giờ đây đã vượt quá lợi ích. Song, thậm chí khi đội đánh thuê rời bỏ Qaddafi, thì quân đội trung thành với lãnh đạo Libya vẫn lại chiến trường, và khi đó, khả năng đánh bại họ của lực lượng phiến quân (kể cả được hỗ trợ trên không) vẫn còn cần được minh chứng.

Cuối cùng, nếu Qaddafi bị lật đổ, thì tương lai của Libya sẽ được định đoạt bởi những gì diễn ra sau đó, và Pháp sẽ phải tham vấn với những bên liên quan khác kể cả là một người chơi nổi trội.

Và còn một khía cạnh quan trọng khác trong ván bài của Sarkozy. Pháp có dân số nhapạ cư lớn, trong đó có nhiều người tới từ Bắc Phi. Nỗ lực ngăn chặn một cuộc thảm sát tại Benghazi có thể nhận được sự đồng cảm lớn, nhưng chiến sự leo thang lại dẫn tới sự biểu tình mạnh mẽ. Ký ức cay đắng của chủ nghĩa đế quốc Pháp dễ dàng bùng phát thành phong trào phản đối nếu cuộc phiêu lưu quân sự có sai lầm.

Cuối cùng là chuyện của Liên minh châu Âu, nơi sáng kiến của Sarkozy đã nảy sinh vấn đề. Việc ông vội vã công nhận quân nổi dậy, khi cuộc bàn thảo với các đối tác châu Âu còn đang diễn ra tại Brussels, và sự thiếu vắng, mơ hồ về lãnh đạo của quân nổi dậy cũng như các lực lượng chính trị mà họ đại diện đã "nhạo báng" lý tưởng của chính sách đối ngoại chung EU. Tới thời điểm này, ông đã không để tâm tới sự nhạy cảm của người châu Âu trong phần lớn những dự án ngoại giao của mình và thường xuyên vấp phải sự phản đối của Thủ tướng Đức Angela Merkel - người chẳng mặn mà với hành động quân sự tại Libya.

Sarkozy sẽ tái tranh cử vào năm 2012 và người Pháp không mong đợi gì hơn ngoài một vị tổng thống sẽ đưa đất nước lên vũ đài thế giới. "Nếu mọi việc suôn sẻ", một nhà ngoại giao nói với báo Le Parisien "nó sẽ là một thắng lợi to lớn và rằng ông là người không thể thiếu trong một cuộc khủng hoảng". Nhưng ở chiều ngược lại, thì rõ ràng cuộc tìm kiếm danh tiếng tại Libya của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy là một tính toán sai lầm.

Thuỵ Phương
(Theo foreignpolicy)


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.