feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ
Trong thập kỷ trước khi thế chiến II nổ ra, hai nhà sản xuất xe hơi Đức đã có cuộc cạnh tranh khốc liệt. Kết quả, một loạt "quái vật đường phố" được khai sinh. Đó là cuộc chiến giữa hai hãng xe hàng đầu tại Đức thời đó, Mercedes-Benz và Auto Union, một phần nhờ vào dồi dào về tài chính và một vài đơn đặt hàng trực tiếp từ chính Adolf Hitler.
 

Lúc đầu, chiến trường của hai nhà sản xuất này là tại cuộc đua Grand Prix - tiền thân của giải đua Công thức I ngày nay - với những chiếc xe tiên tiến nhất và mạnh nhất trên thế giới thời đó. Từ năm 1934 đến năm 1939, không có một hãng xe nào có thể cạnh tranh về số lần vô địch của cả hai ‘đại gia’ này.

Những chiếc xe như Mercedes-Benz W25, W125 và W154 chỉ phải đối đầu với những ứng cử viên nặng kí đến từ Auto Union, dưới hình thức của động cơ V-12 và V-16.

Mặt trận thứ hai giữa Mercedes-Benz và Auto Union vào những năm 1930, là chiếc xe sẽ ghi danh vào lịch sử như chiếc xe đạt tốc độ cao nhất. Toàn bộ sự kiện điên rồ này được bắt đầu vào năm 1933, khi Adolf Hitler trở thành nguyên thủ của nước Đức và tuyên bố nước này sẽ cạnh tranh và giành chiến thắng trên mọi giải đua của thế giới để chứng minh ưu thế về công nghệ của họ.

Để thực hiện lời nói, Hitler cũng công bố một lượng tiền tài trợ cho những dự án này sẽ được trao cho nhà sản xuất ôtô xuất sắc nhất.

Hans Stuck tay đua kỳ cựu của nước Đức thời bấy giờ
Hans Stuck tay đua kỳ cựu của nước Đức thời bấy giờ.
Lúc đầu, chỉ có hãng Mercedes-Benz được chọn để nhận tài trợ của chính phủ. Nhưng sau đó, hãng Auto Union mới khởi nghiệp cùng với Ferdinand Porsche và tay đua nổi tiếng đồng thời là người bạn của Hitler - Hans Stuck, đã thuyết phục quốc trưởng tương lai chia khoản đầu tư đó cho công ty của mình.

Điều này đã mở ra thời hoàng kim của "những mũi tên bạc", thời kì của những chiến thắng chưa từng có từ trước đến nay.

Những người tiền nhiệm đầu tiên của chiếc Mercedes-Benz T80 là chiếc W25 Streamliner 1934. Đây là chiếc xe được trang bị động cơ siêu nạp với 8 xi-lanh thẳng hàng có công suất là 430 mã lực và đạt vận tốc tối đa 318 km/h (197,6 dặm/h).

Chiếc xe này được thiết kế lại vào năm 1936 với động cơ V-12 cùng hệ thống siêu nạp kép có công suất là 616 mã lực. "Con quái vật" này có thể đạt vận tốc 372 km/h (231,2 km/h), một vận tốc của một chiếc xế độ Brabus E-Class AMG V-12 thời nay.

Phiên bản thứ 3 được dựa trên chiếc W125 Grand Prix nhưng giữ lại hệ thống siêu nạp kép. Công suất của chiếc xe được nâng cấp để đạt được 736 mã lực, khiến chiếc xe có thể chạy với vận tốc 433 km/h (269 dặm/h).

Rudolf Caracciola đã đạt kỷ lục với 432,7 km/h (269 mph) vào ngày 28/1/1938. Đây vẫn là kỷ lục về tốc độ được công bố cho đến nay. Đây cũng là một vận tốc mà đến chiếc Veyron Super Sport cũng không thể đánh bại.

Mercedes-Benz W154 Grand Prix
Mercedes-Benz W154 Grand Prix.

Chiếc xe cuối cùng được dựa trên chiếc Mercedes-Benz W154 Grand Prix. Chiếc xe chỉ được trang bị một động cơ V-12 khiêm tốn hơn các phiên bản trước bởi vì các quy định mới được đưa ra về động cơ xe trong các giải đua. Động cơ V-12 siêu nạp kép này có công suất “chỉ” vào khoảng 468 mã lực với một vận tốc tối đa "khiêm tốn" 400 km/h (248,5 dặm/h).

Sau thời gian hoàn chỉnh và xây dựng một siêu xe mới, Hitler đã đặt tên cho chiếc xe được hoàn thành trong dự án là chiếc Mercedes-Benz T-80 hay Schwarzer Vogel – Hắc Điểu.

Mercedes-Benz T80
Mercedes-Benz T80.


Sau khi đã xem xét rất nhiều nơi để thử nghiệm chiếc xe, Hitler đã quả quyết rằng kỷ lục về tốc độ này phải được ghi tại đất Đức. Hitler cũng hình dung đây là một chiến thắng nữa để phô trương sức mạnh về kỹ thuật với thế giới. 

Với tổng giá trị dự án lên đến 600.000 Mark Đức, một con số khổng lồ vào thời đó, chiếc "Schwarzer Vogel” được xây dựng với một cấu hình kinh khủng nhất.

Động cơ V-12 được lấy trực tiếp từ máy bay tiêm kích Messerschmitt Bf 109 với dung tích là 44,5 lít cùng với hệ thống siêu nạp và phun nhiên liệu trực tiếp được phát triển ở thế hệ thứ ba sẽ sản sinh ra một công suất khủng: 3.000 mã lực. 

Động cơ V12 được dùng nhiên liệu là hỗn hợp của methyl (63%), benzen (16%), ethanol (12%), acetone (4,4%), nitrobenzene (2,2%), xăng máy bay (2%), và ête (0,4%) cùng với methanol và nước để tăng hiệu quả tản nhiệt và khả năng tăng tốc. Hoàn thành vào năm 1939, mục tiêu của chiếc xe là đạt tốc độ tối đa tại 750 km/h (466 dặm/h).

Kế hoạch thử nghiệm cho chiếc xe được đặt vào năm 1940, nhưng sự bùng nổ của Thế chiến thứ II đã làm kế hoạch này bị phá sản. Chiếc xe hiện nay được trưng bày tại bảo tàng Mercedes World tại Stuttgart.

 

Động cơ V-12 44,5 lít của chiếc T-80
Động cơ V-12 44,5 lít của chiếc T-80.
Khung xe cùng với động cơ của chiếc T-80
Khung xe cùng với động cơ chiếc T-80.
 Trần Phan


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.