feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ
Ngày 9/7, Mỹ và Nga tiến hành vụ trao đổi gián điệp lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Dưới đây là một số vụ tương tự được thực hiện để giải cứu các mật vụ của cả hai bên thời Chiến tranh Lạnh.

Trọng tâm chính sách của một trùm gián điệp là làm mọi thứ để cứu các nhân viên của mình. Nếu họ bị bắt, điều đầu tiên cần làm là cứu họ thông qua trao đổi điệp viên của phía kia.  

Một điểm nổi tiếng để thực hiện các vụ trao đổi gián điệp là cầu Glienicke nằm giữa tây Berlin và Potsdam (ở Đông Đức cũ). Đó là nơi Đại tá KGB của Nga, Rudolf Abel, người bị bắt ở Mỹ cuối những năm 1950, được trả tự do năm 1962 để đổi lấy Gary Powers, người điều khiển chiếc máy bay do thám U2 của Mỹ bị bắn hạ trên bầu trời Liên Xô năm 1960.  

Dưới đây là một số vụ trao đổi gián điệp thời Chiến tranh Lạnh:

- Năm 1964, Griville Wynne, một thương gia được MI6 tuyển mộ để liên lạc với Oleg Penkovsky - một sĩ quan quân đội Nga chuyên bán các thông tin quý giá cho Mỹ và Anh - được trả tự do để đổi lấy Konon Molody, một trùm gián điệp Nga hoạt động dưới tên Gordon Londsdale.  

- Năm 1969, Anh và Nga đã đạt một thỏa thuận nhằm thả Peter và Helen Kroger khỏi nhà tù để đổi lấy tự do của Gerald Brooke, một công dân Anh bị Liên Xô giam giữ vì phân phát các tài liệu chống đối.

Cặp vợ chồng Kroger là thành viên của nhóm 5 điệp viên - được biết đến là đường dây gián điệp Portland - bị bắt vì chuyển các bí mật của Anh cho Liên Xô.

• Günter Guillaume, một trong những trợ tá thân cận nhất của Thủ tướng Tây Đức Willy Brandt, đã bị Tây Đức lật tẩy là một điệp viên hoạt động cho cơ quan mật vụ Stasi của Đông Đức. Khi đang thụ án năm thứ 8 trong tổng số 13 năm tù, ông này được trả tự do năm 1981 để đổi lấy một số điệp vụ Tây Đức bị phía Đông Đức bắt giữ.  

Vụ trao đổi Guillaume và vụ Powers/Abel được đảm nhận bởi luật sư chuyên về trao đổi gián điệp Wolfgang Vogel của Đông Đức. Ông này cũng đàm phán vụ đổi nhân vật chống đối Anatoly Shcharansky (tên hiện nay là Natan Sharansky) lấy các điệp vụ cộng sản bị giam ở Tây Đức năm 1986 trên cầu Glienicke, trong đó có Karl Koecher và Hana Koecher, hai nhân vật bị cáo buộc hoạt động cho Liên Xô.

Vogel cũng tham gia làm trung gian trao đổi hơn 150 điệp viên.  

- Nhà báo Mỹ Nicholas Daniloff và người bị cáo buộc là gián điệp Xô Viết  Gennadiy Zakharov, một nhân viên của phái bộ Nga tại Liên Hợp Quốc ở New York, được trả tự do một ngày sau các cuộc đàm phán giữa Moscow và Washington.

- Vào năm 1985, trong vụ trao đổi gián điệp lớn nhất thời Chiến tranh Lạnh, 23 người phương Tây bị phạt tù vì hoạt động gián điệp ở Đông Đức và Ba Lan được trả tự do, đổi lấy 4 điệp viên cộng sản Đông Âu, trong đó có Marian Zacharski, gián điệp nổi tiếng nhất của Ba Lan. Vụ trao đổi này cũng diễn ra trên cầu Glienecke.

Thanh Hảo (Theo The Guardian)
 

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.