feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Kim Phuc, “cô bé” trong bức ảnh nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam đã có cuộc hội ngộ cảm động với phóng viên BBC, Christopher Wain, người đã cứu sống cô 38 năm trước.


Lần cuối cùng Chris nhìn thấy Kim là khi cô đang nằm trên giường bệnh với những vết bỏng độ một trên khắp cơ thể sau cuộc tấn công bằng bom napalm ở miền Nam Việt Nam.


Kí ức kinh hoàng

Đó là vào ngày 8/6/1972, Chris cùng đoàn làm phim đã ở Việt Nam được 7 tuần. Ông nhớ rất rõ ngày đó: “Buổi sáng hôm đó, chúng tôi đến làng Trang Bang, nơi quân đội Việt Nam đang chờ đợi cuộc phản công của Mỹ. Cuối buổi sáng, nhìn bề ngoài mọi thứ có vẻ như bình thường nhưng chúng tôi đã ở trong làng và biết có điều gì đó sắp xảy ra”.

Rất nhiều dân làng đã trốn trong hầm và khu vực đình chùa, trong đó có bé gái Kim Phuc, 9 tuổi. “Chúng tôi nghĩ đây là nơi an toàn nhưng sau đó tôi nhìn thấy máy bay địch, nó quá gần”, cô Kim nhớ lại, “Tôi nghe thấy tiếng nổ của bom rồi sau đó đột nhiên tôi nhìn thấy lửa cháy ở khắp cơ thể mình. Tôi đã rất sợ và chạy ngay ra ngoài. Tôi nhìn thấy anh trai và em họ mình. Chúng tôi tiếp tục chạy, quần áo của tôi cháy sạch”.

Chris và đoàn phim ở cách nơi bốn hộp bom napalm phát nổ 400 m. “Có một sức nóng lan tỏa giống như ai đó mở cửa một chiếc lò vậy. Rồi chúng tôi nhìn thấy Kim và những trẻ em khác. Không một ai trong chúng lên tiếng cho đến khi nhìn thấy người lớn, chúng mới hét lên kinh hoàng”, Chris nói.

Nhiếp ảnh gia người Việt, Nick Út cũng có mặt ở đó. Khi Kim chạy trên đường, hai tay cô dang rộng và hét lên cầu cứu. Nick Út đã chụp lại khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong chiến tranh Việt Nam. Kim Phuc vẫn chạy cho đến khi Chris ngăn cô lại, đổ nước lên người cô và chỉ đạo cho đoàn làm phim ghi lại những khoảnh khắc kinh hoàng này.

“Chúng tôi đã ghi lại đoạn phim đó. Người quay camera lúc đó lo sợ sẽ làm mất những đoạn phim quý giá để ghi lại hình ảnh đáng sợ này nhưng tôi khẳng định cần phải cho thế giới thấy sự thực về tội ác của chiến tranh”, Chris cho biết.

Nick đưa Kim tới bệnh viện gần nhất. Ai cũng muốn biết chuyện gì đã xảy ra với cô gái nhỏ sau đó. Và chính Chris là người đã tìm ra Kim vào ngày hôm sau, trong một căn phòng nhỏ của một bệnh viện Anh.

Chris nhớ lại: “Tôi hỏi một người y tá tình trạng của Kim nhưng cô ấy nói cô bé sẽ chết vào ngày mai. Vì vậy tôi đã chuyển Kim Phuc tới một bệnh viện chuyên về phẫu thuật tạo hình với mong ước cô bé được sống”.

Kim đã ở trong bệnh viện 14 tháng và trải qua 17 ca phẫu thuật và những vết mổ vẫn còn đau khi trở trời. Bức ảnh chụp cô đã trở thành một ký ức vĩnh cửu cho các thế hệ sau trên khắp thế giới nhưng cô gái nhỏ không hề xuất hiện trước các phương tiện thông tin đại chúng.

Người phụ nữ ấn tượng

10 năm sau, một nhà báo Đức đã tìm ra Kim, khi đó cô đang theo học ngành dược tại ĐH Havana. Ở đây, cô đã gặp và cưới Toan, một sinh viên gốc Việt. Họ có một cuộc sống yên bình và ổn định tại Canada cùng hai con. Tuy nhiên, đến năm 1995, một lần nữa một phóng viên khác lại theo dấu Kim Phuc và cô xuất hiện trên tờ Toronto Sun. “Tôi muốn chạy trốn khỏi bức ảnh đó bởi nó càng nổi tiếng thì cuộc sống riêng tư của tôi sẽ càng ảnh hưởng. Nhưng dường như bức ảnh không để cho tôi sống thầm kín hơn nữa”, Kim Phuc tâm sự.

Kim Phuc nhận ra rằng bức ảnh trên thực tế lại là món quà tuyệt vời mà cô có thể sử dụng để giúp thúc đẩy hòa bình trên thế giới. Ý tưởng này đã dẫn cô đến với việc thành lập Quỹ Kim Phuc, cung cấp sự giúp đỡ về mặt y tế và tâm lý đối với trẻ em là nạn nhân của chiến tranh.

Trong khi đó, phóng vien Chris tiếp tục làm cho bản tin của BBC và nghỉ hưu năm 1999 và không hy vọng sẽ được gặp lại Kim Phuc một lần nữa. “Câu chuyện về bé Kim Phuc là một trong những điều tồi tệ nhất mà tôi chứng kiến. Tôi đã không muốn cuộc sống của Kim Phuc bị xáo trộn vì vậy 10 năm trước tôi đã từ chối một cuộc hội ngộ với cô trên show truyền hình Oprah Winfrey”, Chris nói.

Giờ đây khi gặp lại Kim Phuc, Chris đã thay đổi suy nghĩ. Ông không còn nghĩ rằng cô là một nạn nhân của bức ảnh đó nữa. “Bất chấp mọi việc xảy ra với mình, Kim Phuc đã trở thành một người phụ nữ nghị lực, gây ấn tượng sâu sắc với tôi”, ông khẳng định.

 

 

 

 


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.