feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Châu Âu đang khủng hoảng nghiêm trọng. Nhiều người cho rằng giải pháp tối ưu chỉ có thể là hợp nhất châu Âu thành “Hợp chủng quốc”.

Vậy tại sao châu Âu cần "hợp nhất"? Câu trả lời nằm ở lịch sử của châu lục này.

Xét về mặt lịch sử, châu Âu từng bị “chia năm xẻ bảy” bởi các cuộc xung đột, chiến tranh với nhiều nguyên cớ khác nhau. Tuy nhiên, sau tất cả, nhiều người tin rằng châu Âu bẩm sinh là một thể thống nhất. 

“Hồi thế kỷ 19, quan điểm châu Âu là một thể thống nhất bắt đầu nổi lên. Những người đề xuất ra quan điểm này cho rằng châu lục này luôn chia sẻ cùng một lịch sử, một nền văn hóa và nhiều sự đồng nhất khác”, Giáo sư John Loughlin của ĐH Cambridge cho biết.

Thời đó, tiểu thuyết gia nổi tiếng người Pháp Victor Hugo là người nhiệt tình ủng hộ cho quan điểm “châu Âu thống nhất” và ông dự đoán: “Ngày đó sẽ đến khi tất cả các cuộc chiến chấm dứt, mở ra kỷ nguyên mới với sự hội nhập sâu rộng của thị trường thương mại. Ngày đó sẽ đến khi đạn bom được thay thế bằng lá phiếu”.

Tuy nhiên, phải đến sau chiến tranh thế giới II, các quốc gia châu Âu mới thực sự sát lại với nhau, chuẩn bị cho quá trình khai sinh Liên minh châu Âu (EU).

Sau chiến tranh thế giới II, châu Âu bắt đầu sát lại với nhau. Ảnh: wwarii.

Ai cũng biết sau thế chiến II, nhiều quốc gia châu Âu bị tàn phá nặng nề bởi hai cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc nối tiếp nhau. Người châu Âu bị đẩy vào tình thế kiệt quệ bởi bạo lực triền miên, đau thương và mất mát.

Giữa đống đổ nát và tàn tích do chiến tranh để lại, các chính trị gia châu Âu cùng bắt được thông điệp chung là phải làm thế nào để một kịch bản tương tự không bao giờ được phép lặp lại. Và họ nhận thấy chỉ có sự hội nhập sâu rộng về kinh tế ở phạm vi toàn châu lục mới có thể ngăn ngừa các cuộc xung đột tương tự trong tương lai.

Từ đó, Cộng đồng than - thép châu Âu (ECSC), tiền thân của EU sau này, được thành lập với mục đích ban đầu là tập trung tất cả các sản phẩm than và thép của châu lục, nhằm loại bỏ tất cả các khả năng hình thành một cuộc xung đột.

Chính trị gia người Pháp Robert Schuman, một trong những người đầu tiên “đặt gạch” xây dựng nên EU từ ECSC nhấn mạnh, ECSC sẽ làm cho “bất cứ xung đột nào giữa người Pháp và người Đức không chỉ đơn thuần là điều không thể hình dung nổi mà còn là điều hoàn toàn không thể xảy ra”.

Tiếp đó, một bước ngoặt lớn trong tiến trình thành lập EU là sự thành lập của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) năm 1957. Các nước thành viên EEC sau đó, thống nhất thiết lập một thị trường chung; thỏa thuận chính sách riêng của mỗi quốc gia thành viên sẽ phải hòa hợp với chính sách của các quốc gia thành viên khác cũng như hòa hợp với các quy chế chung của EEC, từ các chính sách nông nghiệp, ngư nghiệp cho đến chính sách tiền tệ.

Cuối cùng, bước ngoặt lịch sử đối với châu Âu chính là sự ra đời của EU vào năm 1993 và tính từ đó đến nay, EU kết nạp được 27 thành viên, từ Phần Lan ở phía Bắc châu Âu cho tới Malta ở phía Nam.

Sự ra đời của EU là bước ngoặt lịch sử của châu Âu. Ảnh: unc.

Điều quan trọng là, EU mở rộng cửa chào đón một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Đây được coi là một trong những thành tựu nổi bật của EU ngoài thành tựu chính trong việc đảm bảo cho hòa bình và ổn định của khu vực.

“EU đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định của khu vực. Không có bất cứ xung đột lớn nào xảy ra kể từ sau thế chiến II. Dù vẫn có những cuộc xung đột nhỏ, lẻ ở Bắc Ireland và ở xứ Basque cũng như ở Balkans song viễn cảnh gia nhập EU là một nhân tố vô cùng quan trọng ngăn chặn các cuộc xung đột đi xa hơn”, Giáo sư Loughlin nhấn mạnh.

Theo Giáo sư Loughlin, EU thành công, đạt được những mục đích cơ bản của họ. Tuy nhiên, bản thân EU “vẫn tồn tại sự khác biệt quốc gia và nó gây ra một vài tranh chấp và chia rẽ giữa các thành viên, từ việc đưa vào sử dụng đồng tiền chung cho tới cuộc chiến tranh Iraq. Do đó, không phải mọi căng thẳng đều được loại bỏ. Không phải tất cả các xung đột đều đã được giải quyết triệt để”.

Do đó, khủng hoảng đồng Euro hiện đang đặt ra những thách thức chưa từng có cho EU. Tuy nhiên, đầu năm nay, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy khẳng định châu Âu không bao giờ bỏ đồng Euro.

“Chúng ta sẽ không bao giờ từ bỏ đồng Euro. Không bao giờ”, Tổng thống Pháp nhấn mạnh tại Diễn đàn Kinh tế thế giới được tổ chức ở Davos, Thụy Sỹ.

"EU được thành lập với mục tiêu ngăn ngừa chiến tranh, đạt được sự thống nhất về mặt chính trị và hội nhập kinh tế sâu hơn. Nếu mất đồng Euro, ba mục tiêu trên cũng sẽ khó mà duy trì", Giáo sư Loughlin đồng quan điểm với Tổng thống Pháp.

Tuy nhiên, để cứu vãn đồng Euro, cả Pháp lẫn Đức, hai trụ cột của EU phải vận động hành lang để đạt được sự đồng thuận về khả năng Hy Lạp ra đi (nếu đó là điều cần thiết).

Nhưng quan trọng nhất ý tưởng về một “Hợp chủng quốc châu Âu”, không chỉ là một liên minh kinh tế vững chắc mà còn là một liên minh chính trị thực sự đang nổi lên mạnh mẽ, được xem là giải pháp tối ưu để châu Âu vượt qua cuộc khủng hoảng lịch sử này.

  • Lê Dung (theo Datviet, CNN)


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.