feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Danh tính tân Thủ tướng Hy Lạp sẽ được thông qua sau cuộc họp căng thẳng giữa những chính trị gia kể trên. Giới chuyên môn cho rằng, một trong những thách thức đầu tiên và lớn nhất của tân Thủ tướng là "giải quyết vấn nạn tiền".


Ngày 10/11, Thủ tướng sắp mãn nhiệm George Papandreou, thủ lĩnh đảng đối lập Antonis Samaras và nhà lãnh đạo cực hữu George Karatzaferis đã bắt đầu cuộc họp với Tổng thống Karolos Papoulias để cố gắng ký thỏa thuận thành lập chính phủ liên minh.

Việc không đạt được thỏa thuận liên quan tới quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Quốc hội Filippos Petsalnikos làm tân Thủ tướng đã làm sống lại cơ hội đối với ông Lucas Papademos, cựu Phó chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), người luôn được coi sẽ thay thế Thủ tướng George Papandreou, đứng đầu chính phủ liên minh.

Giới truyền thông đưa tin, một trong những nguyên nhân khiến ông Lucas Papademos bị loại và Chủ tịch Quốc hội Filippos Petsalnikos được đề cử làm tân Thủ tướng bởi cựu Phó chủ tịch ECB đã đặt điều kiện trước khi chấp nhận làm người đứng đầu nội các là kéo dài thời gian hoạt động của chính phủ lâm thời, thành viên hai đảng đối lập phải ký vào bản cam kết ủng hộ gói cứu trợ trị giá 130 tỉ Euro (khoảng 176 tỉ USD) kèm theo các yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU).

Giới truyền thông đưa tin, danh tính tân Thủ tướng sẽ được thông qua sau cuộc họp căng thẳng giữa những chính trị gia kể trên. Giới chuyên môn cho rằng, một trong những thách thức đầu tiên và lớn nhất của tân Thủ tướng là "giải quyết vấn nạn tiền".

Trong tuyên bố từ chức tối 9/11, ông George Papandreous bày tỏ hy vọng, các đảng trong chính phủ mới hãy đoàn kết để đưa Hy Lạp thoát khỏi tình cảnh khó khăn trong cuộc khủng hoảng nợ hiện nay. Nhưng hiện có khá nhiều người dân đã rút tiền khỏi ngân hàng vì lo sợ nước này sẽ bị loại khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) với số tiền lên tới 5 tỉ USD, gần 3% tổng số tiền gửi tại các ngân hàng Hy Lạp. Còn những người giàu có ở Hy Lạp đã chuyển tiền ra nước ngoài từ đầu năm 2010 khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu lan rộng.

Dư luận đang quan tâm tới thông tin nói rằng, quan chức Đức và Pháp đã thảo luận về kế hoạch cho một cuộc cải cách triệt để của EU liên quan tới việc thiết lập một khu vực Eurozone nhỏ hơn và hòa nhập hơn. Vì đây là vấn đề nhạy cảm nên thông tin xung quanh lĩnh vực này hiện vẫn được bảo mật.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng, cần thay đổi Hiệp ước EU do tình hình hiện nay quá bi đát, đòi hỏi phải có sự đột phá. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã đưa ra đề xuất về một châu Âu hai tốc độ, theo đó tốc độ tăng trưởng của 17 nước thành viên khu vực Eurozone luôn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của 27 quốc gia trong EU.

Trong khi người phát ngôn Bộ Tài chính Pháp phủ nhận tất cả những thông tin kể trên thì giới truyền thông lại cho biết, EU đang có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh cơ cấu khu vực Eurozone. Trong khi Chủ tịch EU Herman Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso kiên quyết duy trì sự ổn định cho khu vực Eurozone, thì Pháp và Đức đang thảo luận kế hoạch cải tổ triệt để EU, kể cả việc thiết lập một khu vực đồng euro liên kết chặt chẽ hơn và nhỏ hơn.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso cảnh báo về những chi phí kinh tế của việc khu vực Eurozone tan rã. Chủ tịch EC cho rằng, tất cả các nước thành viên EU nên cố gắng để chấp nhận đồng euro và bất cứ cải cách nào của khu vực Eurozone cũng không nên đặt ra những điều kiện gia nhập mới. Giới truyền thông đưa tin, một số ứng cử viên trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng cho rằng, Mỹ nên đứng ngoài những rắc rối tài chính của châu Âu và chống lại mọi lời kêu gọi bơm tiền trực tiếp.

Tuyên bố này được đưa ra khi Tổng thống Italia Giorgio Napolitano chỉ định cựu ủy viên châu Âu Mario Monti, nhân vật có khả năng kế nhiệm Thủ tướng Silvio Berlusconi, làm thượng nghị sỹ trọn đời. Dư luận coi đây  là dấu hiệu cho thấy ông Mario Monti có thể trở thành người đứng đầu nội các mới. Tuy nhiên, Thủ tướng Silvio Berlusconi sẽ từ chức trong vài ngày tới, không phải ngay tức thì.

Giới truyền thông đưa tin, khu vực Eurozone không có kế hoạch hỗ trợ tài chính cho Italia cho dù chi phí vay của nền kinh tế lớn thứ 3 châu Âu đã tới mức bất ổn. Được biết, ECB đã tích cực mua vào trái phiếu Italia trên thị trường trong ngày thứ 4 để ngăn việc tăng chi phí vay của nước này, nhưng sự can thiệp kể trên chỉ giúp lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Italia giảm từ 7,46% xuống 7,25%.

Phát biểu nhân chuyến thăm tới Trung Quốc hôm 9/11, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde đã kêu gọi châu Á cần chuẩn bị sẵn sàng vì sẽ "không thể miễn nhiễm" trước cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu...

  • Lê Trịnh - Trọng Hậu, CAND

Thủ tướng Hy Lạp chính thức từ chức


Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou phát biểu trên truyền hình tối ngày 9-11 (Nguồn: Reuters)  
 
Tối 9-11, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã chính thức tuyên bố từ chức, mở đường cho việc thành lập một chính phủ mới giữa lúc sức ép từ cộng đồng quốc tế và những lo ngại về nguy cơ vỡ nợ ngày một gia tăng.

Phát biểu trên truyền hình, ông George Papandreou đã chúc Thủ tướng mới và chính phủ Hy Lạp thành công trong việc lèo lái đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng trầm trọng hiện nay. Đồng thời, ông Papandreou cũng cam kết sẽ giúp đỡ người kế nhiệm hết sức có thể.

Trong khi đó, giới truyền thông trong nước đang đồn đoán về người sẽ kế nhiệm ông Papandreou. Người đứng đầu Quốc hội hiện tại Philippos Petsalnikos được xem là người có nhiều khả năng kế nhiệm ông Papandreou.

Ông Philippos Petsalnikos (60 tuổi) từng là một luật sư được đào tạo tại Đức, đã đảm nhiệm nhiều vị trí trong chính phủ Hy Lạp suốt 30 năm qua. Chính trị gia đến từ phía Bắc Hy Lạp này được khen ngợi là có thể giữ được cái đầu lạnh trước những sức ép.

Một số cái tên khác cũng được đưa ra như Chủ tịch Tòa án châu Âu Vassileios Skouris (63 tuổi), Thanh tra viên châu Âu Nikiforos Diamantouros (69 tuổi), cựu Bộ trưởng Tài chính Panagiotis Roumeliotis (64 tuổi) hiện là đại diện của Hy Lạp tại Quỹ tiền tệ thế giới IMF.

Hiện tại, hai đảng chính tại Hy Lạp là đảng Xã hội Pasok và đảng đối lập Dân chủ mới vẫn đang đàm phán trong căng thẳng nhằm phân chia quyền lực và quyết định Thủ tướng mới lãnh đạo chính phủ lâm thời.

BÔNG MAI 
(Nguồn: Telegraph, AFP, Nhandan)



Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.