feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Vào ngày 1/11/2011, ông Mario Draghi, cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Italia (ICB), đã chính thức lên thay ông Jean-Claude Trichet làm Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Hàng loạt thử thách đang chờ "Siêu Mario". Và giới phân tích cũng đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về những động thái nào "Siêu Mario" sẽ thực thi trong tương lai. Tất cả còn chờ phía trước.


Cuộc bàn giao giữa ông Trichet và Draghi diễn ra giữa lúc châu Âu đang lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng và khối đồng tiền chung đang đứng trước nguy cơ tan rã. Đó là một thách thức không hề nhỏ đối với ông Draghi. Mặc kệ! Draghi vẫn ung dung và đầy phong độ. Hết trò chuyện với bà Thủ tướng Đức Angela Merkel, Draghi lại quay sang tán gẫu với Christine LaGarde - Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Và nhiều khách quý khác nữa tham gia buổi dạ hội được tổ chức tại Nhà hát Opera cũ ở thành phố Frankfurt - kinh đô tài chính của Đức. Mọi người đều được nghe "Siêu Mario" đưa ra lời hứa “sẽ không gì lọt được ra ngoài tầm quan sát" của ông.

Draghi, như nhiều người quen biết ông mô tả, là một mẫu người mà khi tiếp xúc mọi người đều có thể tìm thấy điều mình mong muốn ở ông. Và điều nhiều người mong muốn nhất hiện nay là "Siêu Mario" sẽ cắt giảm quy mô chương trình cứu nợ hiện nay của ECB. Việc bung tiền cứu giúp các quốc gia lâm nợ trầm trọng như Hy Lạp, Ailen, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italia đã khiến ECB trở thành nơi mà mọi quốc gia thành viên EU đều có thể trông cậy vào khi lâm nợ.

Chiến thuật của ECB cho đến nay là bỏ tiền ra mua các trái phiếu mất giá của các quốc gia ốm yếu nhằm cố giúp duy trì sự sống thoi thóp. Nhưng, cách làm này không được đón nhận nồng nhiệt tại Đức, vì người dân Đức không chấp nhận việc mang đồng tiền họ đóng thuế ra cứu giúp những quốc gia "không biết tự lo" và lẽ ra không nên cho vào khu vực đồng tiền chung. Nhưng ở phía ngược lại, một quan chức ngân hàng khác lại cho rằng "Siêu Mario" sẽ làm hết sức mình vì các chương trình của ECB.

Câu hỏi đặt ra là, liệu "Siêu Mario" sẽ làm hài lòng cả 2 phía? Ngay từ tháng 7/2011, Draghi đã bày tỏ quan điểm là ông sẽ không theo đuổi chính sách của người tiền nhiệm là buộc các quốc gia bên bờ vực phá sản phải trả nợ. Người ta cho rằng, với quan điểm trái ngược với ông Trichet, Draghi có thể làm cho ECB trở nên linh hoạt hơn trong các chính sách tiền tệ.

Năm nay 63 tuổi, Draghi sinh ra tại Rome, vì sớm mồ côi cha mẹ, anh chị em nhà Draghi phải sống nhờ một người bà con. Nhờ sức học rất giỏi nên Draghi được học bổng nghiên cứu sinh tiến sĩ kinh tế tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và lấy bằng tiến sĩ vào năm 1976.

Mario Draghi (trái) và cựu chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet; Mario Draghi (phải) và Thủ tướng Italia S.Berlusconi

"Ông ấy là một người thông minh nhưng trầm lặng. Ông ấy là người biết mình" - nhận xét của giáo sư kinh tế từng đoạt giải Nobel - Robert M. Solow ở MIT. Tại MIT, Draghi là học trò của các nhà kinh tế đoạt giải Nobel, như Solow và Franco Modigliani, và kết bạn thân thiết với đương kim Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Israel Stanley Fischer và Rudiger Dornbusch - một chuyên gia kinh tế hàng đầu của châu Âu, người đưa ra chủ thuyết hệ thống hối đoái linh hoạt và đa phương làm cơ sở phát triển của khối đồng tiền chung.

Sau khi rời MIT, Draghi về Italia và làm Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Italia. Trên cương vị đó, Draghi đã trải qua những thử thách vô cùng gay go khi Italia lâm vào khủng hoảng tài chính và bên bờ vực phá sản vào đầu thập niên 90 thế kỷ trước. Draghi đã áp dụng giải pháp tài chính táo bạo học được ở MIT là "vận dụng giá trị phát sinh để quản lý tốt nợ công", thực chất là một giải pháp che đậy tình trạng nợ công của Italia nhằm cứu vãn trái phiếu trên thị trường. Thế nhưng cuộc khủng hoảng vẫn xảy ra và nó đã khiến Italia bị loại ra khỏi Cơ chế Tỉ giá hối đoái chung châu Âu - tiền thân của khối đồng tiền chung ngày nay. Và cũng với cương vị đó, Draghi điều hành hệ thống tư hữu hóa lớn nhất châu Âu và làm việc tích cực để đưa Italia trở lại với khối đồng tiền chung (eurozone).

Bắt đầu từ năm 1991, Draghi - "Siêu Mario" đã trở thành gương mặt tiêu biểu của Italia có thể nói chuyện được với các nhà đầu tư - chủ nợ của Italia, để đàm phán và thuyết phục các nhà đầu tư tiếp tục tin tưởng vào trái phiếu Italia. Cũng từ những thử thách ở Italia, Draghi nổi danh là một chuyên gia tháo gỡ khủng hoảng tài chính, được mệnh danh là "Siêu Mario" khi ông đưa ra những quyết sách táo bạo, áp dụng các lý thuyết và giải pháp học được ở MIT để kiểm soát và xử lý khủng hoảng ở Italia.

"Không ai biết được Draghi đã đúc kết ra được gì từ cuộc khủng hoảng đó, nhưng có một bài học chắc chắn đã được rút ra là anh phải tự mình tạo niềm tin trên thị trường bằng chính những hành động của mình, và nếu anh làm không đúng thì không ai có thể giúp anh được" - Francesco Giavazzi, một bạn học thời MIT và là một trong những cộng sự cũ của Draghi nhận xét. Và trong bối cảnh khó khăn đó, Draghi đã cho tư hữu hóa các thị trường tài chính và tư hữu hóa 15% nền kinh tế, ngay vào thời điểm trước khi khối đồng tiền chung đi vào hoạt động đầu thế kỷ này. Draghi đã trở thành một trụ cột không thể thiếu của Italia. Thế nhưng, rồi thì Draghi cũng rời bỏ chức Chủ tịch ICB để chuyển đến Ngân hàng Goldman Sachs. Dư luận đang đặt vấn đề là liệu Draghi có liên quan gì đến việc Ngân hàng Goldman Sachs áp dụng giải pháp mà ông từng áp dụng tại Italia để giúp Hy Lạp "giấu nợ" hay không, vì chính giải pháp giấu nợ đó đã góp phần đẩy Hy Lạp đến bờ vực phá sản như hiện nay.

Giới chuyên gia tài chính cũng băn khoăn liệu Draghi - "Siêu Mario" sẽ xử trí ra sao nếu đất nước Italia của ông lại khủng hoảng một lần nữa. Một số người hy vọng điều đó sẽ không xảy ra sau khi Draghi đã học được những bài học kinh nghiệm quý giá từ các cuộc khủng hoảng. Một yêu cầu quan trọng đối với tân Chủ tịch ECB là phải khôn khéo về chính trị, và về mặt này thì Draghi có thừa.

  •   An Châu ( CAND Tổng hợp)


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.