feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp là dấu mốc trong lịch sử Liên minh châu Âu (EU) và đời sống chính trị Lục địa già.


Các nước ký hiệp ước Maastricht (thành lập EU, sau đó là sự ra đời của đồng euro) chắc chắn chẳng thể ngờ rằng sự sáp nhập vĩ đại mà họ chung tay tạo ra đang khiến mỗi quốc gia thành viên phải đối mặt những căng thẳng chưa từng thấy trên chính trường, không kể những gì đang diễn ra trên các loại thị trường.

Ở thủ đô Athens của Hy Lạp, người dân đang hè nhau đổ ra đường phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng và những sắc thuế mới đang lẹm đáng kể vào túi tiền của họ. Đối với một số người Hy Lạp, chính phủ nước họ đang phục vụ “chính quyền trung ương” châu Âu, chứ không phải phục vụ đất nước.

Trong lúc ấy, ở Berlin, thủ tướng Đức Angela Merkel đang phải đối diện các đại diện cử tri đang tức giận trước ý tưởng quốc gia đầu tàu châu Âu này phải bỏ tiền bảo lãnh cho “những nước đã chẳng mấy máu mặt, lại ăn xài hoang phí”, nhất là khi người dân Đức đã chán ngấy những biện pháp khắc khổ đầu những năm 2000.
Có lẽ vì vậy mà những biện pháp của EU đưa ra nhằm ngăn chặn sự sụp đổ của các nền kinh tế khu vực đồng euro có thể là quá muộn để ngăn chặn thiệt hại do chính sách thắt lưng buộc bụng tạo ra, đang có dấu hiệu vượt qua biên giới của Lục địa già.

Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu có thể khiến nền kinh tế Mỹ, đang trong giai đoạn dễ bị thương tổn, quay trở lại thời kỳ suy thoái khi sự giận dữ của công chúng châu Âu ngày càng có dấu hiệu gia tăng, lãnh đạo các quốc gia EU dường như đã bất lực.

Một phóng sự ảnh do hãng AFP đăng tải cho thấy, những người biểu tình ở Athens so sánh việc chính phủ ban hành một sắc thuế đánh vào tài sản với thứ thuế thân được áp dụng thời đế chế Ottoman xâm chiếm Hy Lạp. Dân chúng còn không tiếc lời ta thán khi hệ thống an sinh xã hội bị thu hẹp, trong đó có cả quỹ khám chữa bệnh công ích và quỹ lương hưu.

Chắc chắn dân Hy Lạp sẽ có một phen lên ruột nữa khi biết rằng một đoàn kiểm toán quốc tế đang chuẩn bị bay tới Athens nhằm xác định chính phủ Hy Lạp đã thực thi cải cách kinh tế “đủ đến mức có thể được vay thêm 8 tỷ euro”.

Tình cảnh ấy khiến Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou như ngồi trên đống lửa, vì ông này đang chịu sức ép từ các quốc gia EU. Để có được sự bảo lãnh, hỗ trợ của họ, Hy Lạp phải đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cải cách mà việc đầu tiên là ngay lập tức “chắt bóp, dè sẻn” trong chi tiêu.

Muốn biết câu chuyện Hy Lạp và EU, rộng ra là cả nền kinh tế thế giới sẽ đi đến đâu, phải chờ đến hồi sau mới rõ. Vì chính những “đồng tác giả” của EU còn chưa mường tượng có ngày như thế này xảy ra.
Hôm qua, Quốc hội Đức, Cyrus và Estonia thông qua thỏa thuận mở rộng quy mô Quỹ Ổn định Tài chính châu Âu (EFSF) hiện trị giá 440 tỷ euro, nhằm cứu trợ các nước thành viên khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu, tránh nguy cơ phá sản do khủng hoảng nợ công.

Dự kiến, ba nước thành viên cuối cùng của khu vực là Hà Lan, Slovakia và Malta thông qua kế hoạch mở rộng quy mô EFSF trong tháng 10. EFSF sẽ thay thế cho Cơ chế ổn định châu Âu - một quỹ cứu trợ thường trực của EU sẽ hết hiệu lực năm 2013.

  • Anh Minh, Theo Tienphong

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.