feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Các đồng minh của ông Dominique Strauss-Kahn, cựu giám đốc IMF đang tràn trề hy vọng rằng ông có thể sẽ trở thành ông chủ Điện Êlidê sau khi được trả tự do và thoát khỏi chế độ quản thúc tại Mỹ.

Trước khi bị cáo buộc xâm hại tình dục một nữ hầu phòng khách sạn ở New York vào ngày 14 tháng Năm, ông Strauss-Kahn được coi là một ứng cử viên nặng ký chạy đua vào chức vụ Tổng thống Pháp.

Ông Strauss-Kahn là một nhân vật được ưa chuộng trong Đảng Xã và là một trong các đối thủ xứng tầm với đương kim Tổng thống Sarkozy.

Các cuộc khảo sát cho thấy ông là ứng viên được yêu thích nhất và có thể chiến thắng Tổng thống đương nhiệm của Pháp Nicolas Sarkozy.

Ông Dominique Strauss-Kahn (thường được người Pháp gọi là DSK như kiểu người Mỹ gọi Tổng thống Kennedy là JFK) học rất xuất sắc, tốt nghiệp hai trường nổi tiếng ở Paris là Cao học Thương mại (HEC) và Viện Chính trị học (thường được gọi tắt là IEP hay SciencesPo). Sau đó, ông đã lấy tiếp hai bằng tiến sĩ luật và kinh tế với đề tài “các bất bình đẳng về tài sản”, nhằm mục đích “phá nát bộ máy tạo ra người nghèo”!. Ngoài tiếng Pháp mẹ đẻ, ông nói thạo ba thứ tiếng Anh, Đức và Bồ Đào Nha.

Tham gia Đảng Xã hội do François Mitterrand thành lập, ngay từ đầu những năm 1970, ông được xem là nhà chính trị tài ba khi làm bộ trưởng Công nghiệp và Ngoại thương (1991-1993) và nhất là bộ trưởng Kinh tế và Tài chính (1997-1999).

Năm 2006, ông tham gia cuộc bầu ứng cử viên tổng thống của Đảng Xã hội Pháp và, cũng như cựu Thủ tướng Laurent Fabius, ông đã bị bà Ségolène Royal đánh bại. Vào tháng 5 năm sau, bà Royal đã thất cử trước ông Sarkozy.

Năm 2007, được cử làm Tổng giám đốc IMF, DSK bắt tay vào việc cải tổ khá sâu rộng tổ chức này. Và cuộc khủng hoảng tài chính, kéo dài từ gần ba năm nay, đã tạo cơ hội cho DSK thi thố tài năng kinh tế của mình: ông đã đẩy mạnh chính sách ổn định hệ thống tiền tệ thế giới và đã đóng vai trò mấu chốt trong việc cứu ba nền kinh tế châu Âu gặp khó khăn nghiêm trọng: Ireland, Hy Lạp và Bồ Đào Nha.

Ông chủ trương giảm nhẹ các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” ở Hy Lạp vì cho rằng chúng chỉ làm cho tình hình kinh tế của nước này thêm nghiêm trọng, trái với đường lối của Thủ tướng Đức Angela Merkel và Ngân hàng Trung ương châu Âu. Do ông đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành nền tài chính thế giới, tin ông bị bắt giam làm thị trường chứng khoán Paris giảm 1,01% và giá đồng euro giảm đi ở châu Á.

Việc ông Strauss-Kahn bị bắt vào ngày 14/05/2011 tại New York do cáo buộc tình dục đã  từng đe dọa phá tan tất cả kế hoạch được chuẩn bị trước đó và hủy hoại tương lai chính trị của ông.

Cảnh sát New York tuyên bố ông đã có hành vi cố tình tấn công tình dục tại một khách sạn ở Manhattan mặc dù luật sư của ông cho rằng ông vô tội.

Thông tin này khiến chính trường Pháp choáng váng. Bà Martine Aubry, lãnh đạo Đảng Xã hội chủ nghĩa Pháp coi nó như một tiếng sét. Người khác lại nói đến một “cơn đại hồng thủy”.

Người Pháp thường không quá quan tâm đến đời sống riêng tư của các chính trị gia. Thế nhưng cáo buộc tình dục lại là chuyện khác. Nếu cuối cùng các lời cáo buộc trở thành sự thật, mọi chuyện đối với ông Strauss-Kahn sẽ hết sức bất lợi.

Hiện nay, kể cả bà Aubry hay ông François Hollande, cựu lãnh đạo đảng, không thể trở thành ứng viên của Đảng. Nếu không có ông Strauss-Kahn, khả năng Đảng Xã hội chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2012, dù không tiêu tan nhưng cuộc đua giữa 2 đảng đã trở nên mất cân bằng hơn rất nhiều.

Ảnh hưởng từ vụ bê bối cũng khiến IMF khốn khổ. Một quan chức thuộc IMF gọi nó là thảm họa làm Quỹ sẽ thiếu đi một tiếng nói quan trọng trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách kinh tế châu Âu hết sức căng thẳng với vấn đề khủng hoảng nợ châu Âu.

Lẽ ra, ông Strauss-Kahn đã có cuộc gặp với Thủ tướng Đức và tham dự buổi họp quan trọng với Bộ trưởng Tài chính các nước châu Âu để tuyên bố thẳng thừng rằng IMF sẽ không tiếp tục tham gia vào giải quyết các vấn đề tại Hy Lạp. Châu Âu sẽ phải cung cấp thêm tiền cho Hy Lạp hoặc nợ của Hy Lạp phải được tái cơ cấu.

“Tiếng nói” của IMF trong việc giải quyết khủng hoảng nợ châu Âu giảm đi nhiều khi không có một người đứng đầu như ông Strauss-Kahn.

Ông Strauss-Kahn, đã luôn mạnh mẽ bác bỏ những cáo buộc chống lại ông và do những nghi ngờ về độ tin cậy trong lời khai và cáo buộc của người phụ nữ hầu phòng, vụ án chống lại ông Strauss-Kahn đã gần như sụp đổ.

Một thẩm phán đã ra lệnh trả tự do cho ông Strauss-Kahn sau khi tòa tin rằng nhiều bằng chứng của người cáo buộc ông là không vững chắc và người cáo buộc đã có nhiều dấu hiệu nói dối hoặc không thống nhất trong các cáo buộc khai với tòa và cơ quan điều tra.

Hiện ông được tự do đi lại ở Mỹ, mặc dù ông không thể rời khỏi nước này và sẽ phải xuất hiện tại tòa án một lần nữa vào cuối tháng Bảy.

Giờ đây dường như gió đã xoay chiều. Phóng viên BBC, Christian Fraser tại Paris, nói rằng bất kể các diễn biến tại tòa thế nào, hy vọng vụ án chống lại ông sẽ bị sụp đổ đang gia tăng ở Pháp.

Và nếu điều đó xảy ra, người duy nhất có thể loại trừ ông Strauss-Kahn ra khỏi cuộc đua chính trị trong năm tới sẽ chính là bản thân ông, vẫn theo nhận định của phóng viên BBC.

Thủ tướng cuối cùng thuộc đảng Xã hội, ông Lionel Jospin, nói: "Nếu chúng ta đưa ra giả thuyết rằng Dominique xóa được tất cả các nghi ngờ và tất cả các cáo buộc, vốn là điều mà tôi hy vọng rõ ràng sẽ xảy ra, thì sau đó ông sẽ quyết định có trở thành ứng viên hay không... và sau đó nữa, đảng Xã hội sẽ phải quyết định tiếp."

Một nghị viên thuộc đảng Xã hội, ông Jean-Marie Le Guen, cho rằng có khả năng ông Strauss-Kahn sẽ ra tranh cử.

"Có chứ, ông ấy sẽ có mặt trong chiến dịch tranh cử Tổng thống," ông Le Guen nói.

"Nếu những gì chúng tôi nghe... là đúng sự thật, tòa án Mỹ sẽ trao trả tự do, phục hồi danh dự và nhân phẩm cho ông. Khi đó ông Dominique Strauss-Kahn sẽ tranh đấu ở đất nước chúng tôi. "

Danh sách đề cử sẽ khép lại vào ngày 13 tháng Bảy, năm ngày trước buổi có mặt tại tòa tiếp theo của ông Strauss-Kahn theo dự kiến.

Tuy nhiên, một thành viên cao cấp của đảng Xã hội, ông Francois Hollande, cho biết thời hạn này có thể được nới rộng.

Phóng viên BBC từ Paris cho hay hiện có nhiều người tại Pháp cảm phục ông Strauss-Kahn về cách thức ông thể hiện mình trước tòa cũng có cả những cảm thông với ông và hy vọng mới từ các đồng minh trung thành nhất của ông.

Nhiều chính khách Pháp và thế giới đã tỏ ý nghi ngờ về vụ án chống lại ông Strauss-Kahn.

Thủ tướng Nga V. Putin tuyên bố, có thể Dominique Strauss-Kahn, cựu Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là nạn nhân của một âm mưu chính trị, ép buộc ông phải rời bỏ chiếc ghế số một của tổ chức này.

Ông Putin là nhà lãnh đạo đầu tiên trên thế giới có những phát ngôn theo chiều hướng trái ngược, có ý bênh vực cựu Giám đốc IMF.

Những ý kiến này của ông Putin đã được đăng tải trên trang web chính thức của điện Kremlin.

Ông Putin nhấn mạnh, ứng cử viên tiềm năng cho chiếc ghế Tổng thống Pháp vào năm 2012, ông Strauss- Kahn bị cáo buộc tấn công tình dục nữ hầu phòng khách sạn New York có thể là màn kịch dàn dựng của các nhà chức trách Mỹ.

Ông Putin nói rằng: “Thật khó cho tôi để đánh giá các động cơ chính trị ẩn chứa bên trong vụ việc này. Tuy nhiên, tôi không tin điều đó có thật ngay từ những phút giây ban đầu biết tin”.

Những lời nói trên của ông Putin chắc chắn sẽ khiến cựu Tổng giám đốc IMF ngạc nhiên vì trước khi bị bắt, Strauss-Kahn cho rằng vị Thủ tướng Nga rất tích cực trong việc cố gắng lật đổ ông.

Theo Thời báo EU, trước đó, ông Strauss-Kahn nghĩ rằng người Nga, đặc biệt là ông Putin, đồng minh của đương kim tổng thổng Pháp, cố gắng khiến IMF sa thải ông để ngăn cản cuộc đua vào Điện Êlidê của ông.

  • Tamnhin.net

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.