feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Khi kinh tế Mỹ lại đi xuống; Thủ tướng Đức chuẩn bị đến thăm Nhà Trắng, đã đến lúc nhìn lại 2 nền kinh tế này.

Bất chấp việc người ta nói đến Đức với chính sách tiết kiệm quá đáng, cho đến nay, chính phủ Đức luôn sẵn sàng sử dụng sức mạnh của chính phủ để hỗ trợ cho nền kinh tế. Và chính phủ Đức cũng mạnh tay hơn trong việc cắt giảm các khoản chi tiêu thừa.

Kết quả đáng để lạc quan. Sau nhiều năm tăng trưởng kém hơn so với kinh tế Mỹ, tính từ giữa thập kỷ trước, kinh tế Đức tăng trưởng nhanh hơn. (Trước khủng hoảng, kinh tế Đức tăng trưởng tốt hơn so với kinh tế Mỹ, và trong khủng hoảng tăng trưởng tương đương). Phần lớn người Đức kiếm được tiền tốt hơn so với người Mỹ bởi giới hạn tăng trưởng của họ không bị tập trung vào nhóm nhỏ người giàu.

Từ năm 1985, mức lương tính theo giờ điều chỉnh với lạm phát đã tăng 30%, điều mà người lao động Mỹ đã không có được suốt từ thập niên 1950 và 1960. Tại Đức, mức lương theo giờ của người Mỹ đã tăng nhẹ 6% từ năm 1985.

Chính phủ Đức cũng đã ngăn được bong bóng bất động sản, không giống như Mỹ, Anh, Ireland và Tây Ban Nha và một số nước khác. Học sinh Đức có kỹ năng toán học và khoa học tốt hơn so với học sinh Mỹ.

Thâm hụt ngân sách trong trung hạn của Đức thấp hơn. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức lý tưởng 6,1%, thấp hơn so với khi khủng hoảng tài chính bắt đầu vào năm 2007. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ ở mức 9,1%.

Tác giả bài viết không hề có ý định nói rằng Mỹ muốn trở thành Đức. Người Mỹ vẫn giàu hơn đáng kể. Nước Mỹ có những công ty đứng đầu như Wal-Mart, Google, Apple, Facebook, Twitter khiến nước khác phải ghen tỵ. Nước Mỹ vẫn là thánh đường của dân nhập cư.

Thế nhưng với tất cả những điểm mạnh của nước Mỹ, chẳng có ai tuyên bố kinh tế Mỹ đang ở trong tình trạng tốt.

Bài học đầu tiên, chính phủ Mỹ cần phải hoạt động hiệu quả hơn. Cũng giống như các nước Tây Âu, chính phủ Đức từng có hệ thống phúc lợi không khuyến khích làm việc. Thế nhưng cách đây gần 1 thập kỷ, chính phủ Đức bắt đầu đưa ra một số thay đổi.

Chính phủ Đức giảm đi nhiều phúc lợi, kể cả về thời gian và mức độ phúc lợi, làm giảm đi động lực nghỉ hưu sớm. Chính phủ Đức còn muốn giúp những người đã thất nghiệp lâu trở lại lực lượng lao động.

Cụ thể, chính phủ Đức tìm kiểu kỹ càng về những người nào đã không làm việc trong nhiều năm để quyết định liệu họ có thể hay không thể làm việc. Người lao động khoẻ, đủ khả năng làm việc thường được tạo điều kiện làm việc cho những ông chủ tiềm năng. Nếu họ chấp nhận làm việc với mức lương thấp, thường là như vậy, họ sẽ vẫn nhận được một phần phúc lợi. Nếu họ từ chối làm việc, họ cũng sẽ mất phúc lợi.

Chuyên gia Felix Hüfner của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nhận xét: “Động lực làm việc đã tốt hơn rất nhiều và các biện pháp trừng phạt cũng mạnh tay hơn.” Chắc chắn các biện pháp cải cách đã giúp thu hút thêm nhiều người quay lại làm việc bởi người ta có thể phát triển được kỹ năng của mình và có thêm tiền chi tiêu.

Tại Mỹ, các chương trình phúc lợi ngắn hạn không đủ dư dả để trở thành vấn đề lớn như Mỹ. Thế nhưng chương trình phúc lợi dành cho người tàn tật, một phần nguyên nhân khiến 20% đàn ông trong lực lượng lao động Mỹ không làm việc, sẽ hưởng lợi từ cải cách kiểu Đức.

Ngoài thay đổi được đưa ra với thị trường việc làm, chính phủ Đức cũng đưa ra nhiều nỗ lực cải thiện hệ thống giáo dục. Ông Eric Hanushek, giáo sư tại đại học Stanford University, nhấn mạnh thành tích toán quốc tế, đọc hiểu và khoa học đã trở thành vấn đề quốc gia tại Đức.

Điểm toán của sinh viên Đức đã tăng đáng kể từ năm 2000 và như vậy tiếp tục thắng thế so với sinh viên Mỹ. Điểm trung bình của học sinh Đức cao hơn so với điểm của học sinh tại bang Massachusetts, bang học giỏi nhất của Mỹ. Và chắc chắn có mối liên hệ giữa kỹ năng giỏi và một lĩnh vực sản xuất tăng trưởng tốt.

Câu chuyện của kinh tế Đức không chỉ đơn thuần ở việc giúp chính phủ nước này hoạt động hiệu quả hơn. Nó còn ở chỗ người Đức hiểu được vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường.

Vai trò này khởi đầu với hoạt động điều tiết chặt chẽ. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ khoanh tay đứng nhìn khi bong bóng trên thị trường nhà đất vỡ. Trong khi đó các ngân hàng Đức thường yêu cầu tỷ lệ trả trước khoảng 40%.

Tại Đức, nhóm 1% gia đình giàu nhất kiếm được khoảng 11% tổng thu nhập, không thay đổi mấy so với thập niên 1970. Trong khi đó tại Mỹ, nhóm 1% giàu nhất kiếm hơn 20% tổng thu nhập, vào thập niên 1970, con số này mới chỉ ở mức 9%. Cách đây mới chỉ 40 năm, Đức bất bình đẳng hơn Mỹ.

Cuối cùng, cần phải nói đến hệ thống thuế, Đức không phải chịu thâm hụt ngân sách lớn vì chi tiêu ít hơn. Thâm hụt ngân sách của Đức thấp hơn bởi họ luôn muốn cân bằng giữa lợi ích đạt được với thuế thu về. Chương trình giảm thâm hụt ngân sách hiện tại bao gồm điều khoản giảm 60% chi tiêu và 40% tăng thuế. Điều này cũng giống như việc quyết tâm giảm cân bằng cách ăn ít và tập thể dục nhiều hơn.

Kinh tế Mỹ có thể có nhiều điểm mạnh hơn so với Đức thế nhưng chắc chắn Đức nghiêm túc hơn trong việc giải quyết những điểm yếu của mình.

Gần đây, một số nhà chức trách trong lĩnh vực nhà đất và chuyên gia ngân hàng đã kêu gọi yêu cầu tỷ lệ thanh toán thấp hơn khi mua nhà. Phố Wall cũng đang cố gắng giảm điều tiết trong lĩnh vực tài chính.

Nghị sỹ Đảng Dân chủ khẳng định chương trình an sinh xã hội và y tế cần được giữ nguyên. Phần lớn nghị sỹ Đảng Cộng hoà từ chối áp dụng trở lại mức thuế của thập niên 1990. Lãnh đạo Đảng Cộng hoà còn muốn mạnh tay thu hẹp chương trình chống đói nghèo đã từng giúp Đức đứng vững ngay cả trong thời suy thoái kinh tế dù không đưa ra các gói kích thích kinh tế lớn.

Khủng hoảng tài chính đã tạo ra nhiều tác động nặng nề. Hiện đã quá muộn để ngăn tác hại và cũng sẽ mất một khoảng thời gian dài để phục hồi. Chưa quá muộn để nước Mỹ học từ những sai lầm.

  • (Nguồn: Cafef)

 


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.