feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Ngày 7/4/2011, trong buổi họp tại Frankfurt, CHLB Đức, NHTW châu Âu (ECB) quyết định tăng mặt bằng lãi suất thêm 0,25%. Theo đó, lãi suất cơ bản là 1,25%, lãi suất cho vay là 2% và lãi suất tiền gửi là 0,5%. Mục tiêu tăng lãi suất là nhằm kiềm chế áp lực tăng giá, khi lạm phát trong tháng 3 đã lên đến 2,6% và chưa có dấu hiệu dừng lại do giá lương thực, năng lượng và hàng loạt mặt hàng khác đang xu hướng tăng, trong khi mục tiêu lạm phát đề ra cho năm 2011 là 2%. Các quan chức ECB lo ngại, người lao động sẽ yêu cầu trả lương cao hơn do xăng dầu tăng giá và cuộc sống đắt đỏ, yếu tố này có thể hỗ trợ cho lạm phát.

Đây là đợt tăng lãi suất đầu tiên kể từ tháng 7/2008, nhưng theo nhận định của một số nhà phân tích, ECB sẽ tiếp tục tăng lãi suất nhằm đẩy lạm phát xuống dưới ngưỡng mục tiêu 2%, mặc dù mục tiêu này rất khó đạt được. Vì thế, ECB đã điều chỉnh dự báo đưa ra vào tháng trước là lạm phát năm 2011 là 2,3% và năm 2012 là 1,7%. Theo kết quả thăm dò 20 nhà kinh tế học của Bloomberg, xu hướng thắt chặt tiền tệ sẽ tăng dần theo từng quí trên cơ sở triển vọng kinh tế và lạm phát, nhất là bùng nổ kinh tế tại CHLB Đức. Theo đó, ECB sẽ tiếp tục tăng lãi suất cơ bản lên 1,5% vào tháng 7 và 1,75% vào tháng 10, và lãi suất sẽ lên đến 2,75% vào cuối năm 2012. Kỳ vọng tăng lãi suất cũng làm Eur tăng giá và đạt 1,4483 USD tại New York ngày 08/4, mức cao nhất kể từ tháng 01/2010 với 1 Eur khi đó đổi được 1,4444 USD. Xuất khẩu sẽ khó khăn hơn, nhưng nhu cầu trong nước có thể được cải thiện.

Do nợ công vẫn đe dọa lục địa này, quyết định tăng lãi suất sẽ gây tổn thương cho các nước đang gặp khó khăn tại khu vực euro khi chi phí vay mượn đã vượt quá mức chịu đựng của một số quốc gia. Ngày 08/4, lãi suất trái phiếu 10 năm của chính phủ Bồ Đào Nha tăng 0,88% so ngày 01/4 lên 8,66%, mức cao nhất kể từ khi quốc gia này gia nhập khu vực euro, cao hơn lãi suất trái phiếu chính phủ Đức kỳ hạn 30 tháng, nhưng vẫn thấp hơn lãi suất trái phiếu 10 năm của chính phủ Ireland (10,12%) và của chính phủ Hy Lạp (12,84%). Nợ nần cũng đang đe dọa Tây Ban Nha, Italia, Vương quốc Bỉ và CH Pháp, chỉ số tín nhiệm của những quốc gia này diễn biến theo chiều hướng xấu dần.

Đáng chú ý, đề nghị trợ cấp của Bồ Đào Nha đang đẩy khủng hoảng nợ châu Âu sang một chu kỳ mới trầm trọng hơn và làm tăng hiệu ứng domino, trước tiên là lan sang nước láng giềng Tây Ban Nha, quốc gia có tỉ lệ thất nghiệp trên 20% và lãi suất cầm cố nhà ở đang diễn biến thất thường theo chiều hướng tăng. Nếu Tây Ban Nha cần viện trợ từ bên ngoài thì khoản trợ cấp sẽ vượt tổng giá trị các gói hỗ trợ cho 3 nước khó khăn nhất, gây sức ép khổng lồ lên phần còn lại của châu lục và đủ để tạo ra cơn ác mộng tài chính đối với Liên minh châu Âu (EU) do những nước còn lại của châu Âu không còn đủ khả năng để góp sức liên tục, khi mà trong vòng chưa đầy 01 năm đã phải tung ra ba gói cứu trợ liên tiếp, trong khi EU đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khác. Ngoài khoản xin viện trợ của Bồ Đào Nha, các ngân hàng Ireland có thể cần thêm một khoản cứu trợ 39 tỉ USD và Hy Lạp cũng đang cần thêm một khoản cứu trợ nữa mới có thể tồn tại. Khả năng khắc phục nợ nần trong từng giai đoạn cũng khác nhau, gói cứu trợ Bồ Đào Nha cũng giống như đối với Hy Lạp và Ireland về hình thức, nhưng nếu theo dõi tiến triển trong những tuần tới, đặc biệt nếu các ngân hàng châu Âu tăng vốn thì nó sẽ tăng tốc khả năng dịch chuyển từ cách tiếp cận thanh khoản không bền vững sang giải pháp thanh toán bền vững đối với khủng hoảng nợ châu Âu.

Nhu cầu giúp đỡ khẩn cấp đối với Bồ Đào Nha là tất yếu khi quốc hội nước này đã bác bỏ kế hoạch tiếp tục thắt lưng buộc bụng theo đề xuất của Thủ tướng Jose Socrates do chính phủ lo ngại bất ổn xã hội khi ngày bầu cử 05/6 sắp đến gần, động thái này của chính phủ đã khiến ông phải xin từ chức vào ngày 23/3. Khoản trợ cấp 75 tỉ Eur (107 tỉ USD) sẽ giúp Bồ Đào Nha trang trải các khoản nợ đến hạn và giảm nhẹ khủng hoảng ngân hàng. Thống kê đầu tháng 4 của Bồ Đào Nha cho biết, thâm hụt ngân sách quốc gia hiện nay tương đương 8,6% GDP năm 2010, cao hơn dự báo trước đó của chính phủ là 7,3%, tỉ lệ thất nghiệp tăng lên mức cao nhất từ năm 1998 và đạt 11,1% vào quí IV/2010.

Ngày 05/4, Công ty Dịch vụ đầu tư Moody’s đã hạ mức xếp hạng tín dụng của Bồ Đào Nha xuống Baa 1, tương đương với trường hợp Ireland, CHLB Nga, Mêhicô và Thái Lan, đồng thời cảnh báo sẽ giảm thêm nếu các cuộc đàm phán cứu trợ không diễn ra thuận lợi.

Hiện tại, EU vẫn còn đủ sức tung ra các gói cứu trợ cho 3 nước thành viên khu vực euro, nhưng có thể sẽ đến lúc kiệt sức và đổ vỡ tài chính là điều khó tránh khỏi.

Hoàng Thế Thoả (NHNN)


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.