feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Đức chi 20 tỷ euro để thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn ở Đức nhằm thúc đẩy lĩnh vực công nghệ của nước này và đảm bảo nguồn cung các thành phần quan trọng trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị.


Foto: (Nguồn: Shutterstock)


Chính phủ của Thủ tướng Đức Olaf Scholz có kế hoạch chi 20 tỷ euro (22 tỷ USD) để thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn ở Đức nhằm hỗ trợ lĩnh vực công nghệ của nước này và đảm bảo nguồn cung các thành phần quan trọng trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng.

Một số nguồn giấu tên cho biết số tiền trên sẽ được phân phối cho các công ty Đức và quốc tế vào năm 2027. Tiền được rút từ Quỹ chống Biến đổi khí hậu (KTF).

KTF là quỹ nằm ngoài ngân sách, ban đầu được thành lập để đầu tư vào quá trình khử carbon của nền kinh tế, nhưng phạm vi tài trợ của quỹ đã gia tăng trong bối cảnh Chính phủ Đức nỗ lực hạn chế chi tiêu thường xuyên.

Các nhà sản xuất ôtô và một số ngành khác của Đức đã phải vật lộn để đảm bảo nguồn cung chất bán dẫn, vốn rơi vào tình trạng thiếu trầm trọng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, chính điều này mở ra một động lực mới nhằm mở rộng sản xuất chất hiếm này ở trong nước.

Kế hoạch viện trợ lớn cho ngành sản xuất chip diễn ra trong bối cảnh Đức nhận thức ngày càng rõ hơn về sự phụ thuộc của nền kinh tế châu Âu vào nguồn cung từ châu Á, đặc biệt thời gian gián đoạn do COVID-19 và căng thẳng bởi cuộc chiến Nga-Ukraine.

Đầu tháng này, Chính phủ Đức đã cam kết trong chiến lược đối với Trung Quốc, rằng sẽ cố giảm sự phụ thuộc bằng cách đa dạng hóa và thu hút các công nghệ tương lai.

Hiện Chính phủ Đức đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng với TSMC, nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, để đầu tư vào một nhà máy ở Dresden, miền Đông nước Đức.

Trước đó, ngày 11/7, Nghị viện châu Âu chính thức thông qua kế hoạch của Liên minh châu Âu (EU) nhằm đẩy mạnh chuỗi cung ứng riêng chip bán dẫn của khối.

Đây là một mục tiêu chiến lược nhằm giảm phụ thuộc vào nguồn cung của châu Á.

Với 587 phiếu thuận và 10 phiếu chống, Nghị viện đã thông qua sáng kiến mang tên Đạo luật chip EU.

EU đặt mục tiêu tăng gấp 4 lần thị phần toàn cầu của EU về chất bán dẫn lên 20% vào năm 2030.

Để đạt mục tiêu tham vọng này, EU sẽ phải huy động khoản đầu tư công và tư trị giá 43 tỷ euro (47 tỷ USD)./.

(Vietnam+)


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.