feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Kế hoạch tăng cường xuất khẩu của Đức làm dấy lên lo ngại sẽ làm kinh tế các quốc gia khác bị trì trệ. Việc phụ thuộc xuất khẩu sẽ đặt Đức vào thế rủi ro, một khi thế giới tăng trưởng chậm lại.


Hai mươi năm qua, xuất khẩu đã trở thành động cơ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất của Đức. Trong khi đó, tiêu dùng nội địa lại trì trệ do các công ty lớn, từ Siemens đến Daimler, đều duy trì chính sách kiềm lương, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Kết quả là nền kinh tế lớn nhất châu Âu chỉ còn được vận hành bằng một “động cơ” duy nhất: Xuất khẩu.

Tình trạng này có thể sẽ không thay đổi khi Thủ tướng Đức Angela Merkel đã công bố kế hoạch cắt giảm chi tiêu Chính phủ 80 tỉ euro (tương đương 103 tỉ USD), từ năm 2011 đến hết năm 2014. Bà cũng phớt lờ những yêu cầu của các nước khác đòi Đức phải kích cầu tiêu dùng nội địa để giúp cân bằng cán cân thương mại thế giới.

“Đức phải kích cầu tiêu dùng nội địa. Không thể nước nào cũng xuất khẩu, mà phải có nước nhập khẩu”, ông Andrew Bosomworth, phụ trách quản lý danh mục đầu tư tại công ty đầu tư và điều hành quỹ PIMCO (trụ sở ở Munich), cho biết.

Quá phụ thuộc xuất khẩu

Hoạt động ngoại thương của Đức đã chiếm tới 41% tổng sản phẩm quốc nội năm 2009 so với 13% tại Nhật và 11% tại Mỹ. Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức vừa đưa ra dự báo, hoạt động ngoại thương Đức sẽ tăng 8% trong năm 2011, sau mức tăng trưởng 11% năm nay. Con số này sẽ vượt qua cả giao thương thế giới, dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 7% trong năm nay và năm 2011.

Có thể nói, xuất khẩu đang là động cơ thúc đẩy sự phục hồi của Đức. Nền kinh tế này đã đạt tốc độ tăng trưởng 2,2% trong quý II/2010 so với quý trước đó, mức tăng nhanh nhất trong vòng 20 năm qua. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ tăng trưởng của Đức vào khoảng 9%, không kém sự tăng trưởng thần kỳ của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ.

Cùng lúc đó, chính sách kiềm lương và những mối lo ngại về chế độ lương hưu đã làm kiệt quệ sức mua của người tiêu dùng Đức. Kể từ năm 1990, tiêu dùng cá nhân tại Đức tăng 21% trong khi thu nhập sau thuế tăng 21%. Trong khi đó, tại Mỹ, thu nhập sau thuế tăng 71%, còn chi tiêu cá nhân tăng 75%.

“Chi tiêu cá nhân sẽ tiếp tục trì trệ khi Đức vẫn tiếp tục kiềm lương. Tiêu dùng và thu nhập phải song hành với nhau”, Andreas Scheuerle, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng Dekabank ở Frankfurt, nhận định.

Sức mua tiêu dùng kém đã khiến cho các nhà bán lẻ Đức không còn hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu của Metro, nhà bán lẻ lớn nhất Đức và lớn thứ ba thế giới, đã giảm 3% do doanh số bán trong nước giảm. Chuỗi siêu thị Praktiker thì giảm 19% và hãng tiêu dùng Beiersdorf giảm 5%.

“Các nhà bán lẻ Đức không còn là mối quan tâm đầu tư của tôi”, Stephan Thomas, một nhà quản lý quỹ tại Frankfurt Trust Investment GmbH, cho biết. Trong danh mục đầu tư của quỹ này hiện không còn cổ phiếu bán lẻ nào của Đức.

Vì sao khó thay đổi?

Trước những phản ứng trên, Thủ tướng Merkel đã phát biểu: “Chúng tôi sẽ không từ bỏ những thế mạnh của mình chỉ vì hàng xuất khẩu của chúng tôi được ưa chuộng nhiều hơn so với hàng hoá các nước khác”.

Còn ông Thomas Mayer, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc ngân hàng Deutsche Bank tại London thì cho rằng, thật không công bằng khi nói rằng việc Đức không kích thích tiêu dùng trong nước đang làm u ám triển vọng xuất khẩu của các nước khác. “Chúng tôi đã thành công trong việc xây dựng một trong những nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới. Tại sao phải từ bỏ nó? Và chúng tôi không nên trừng phạt các nhà xuất khẩu của mình vì đó là những gương mặt ưu tú”.

 


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.