feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ
Từ khi ngọn lửa khủng hoảng tại châu Âu có vẻ đã tàn lụi, nền kinh tế nơi đây bắt đầu phục hồi, đồng euro dần lấy lại sức mạnh của mình. Đức mới đây đã công bố tốc độ tăng trưởng GDP quý vừa rồi, đạt 2,2%, mức mạnh nhất trong gần 20 năm.

Chuyện trò trực tiếp cùng giới đầu tư

Trong khi đó, những nền kinh tế Anglo-Saxon (Mỹ, Anh,…) trước đây vốn tự phụ thì nay đang suy yếu dần. Chỉ một vài tuần trước, khi không khí của khủng hoảng vẫn còn bao trùm, thì khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn tránh được nguy cơ đình trệ. Sự hỗ trợ từ mặt chính trị đến tài chính (được thể hiện ở gói cứu trợ 750 tỷ euro – tương đương 614 tỷ USD) đều rất mạnh mẽ.

Tuy nhiên sẽ là sai lầm nếu bây giờ châu Âu tự mãn với kết quả hiện tại. Cuộc khủng hoảng này chưa hề biến mất. Nó mới chỉ lặn xuống tạm thời, được bao phủ bởi một vài yếu tố khác trên bề mặt và chờ cơ hội để trỗi dậy lần nữa.

Quả thật trong quý II, Đức đã đạt được một tốc độ tăng trưởng ngoạn mục. Tuy vậy kinh tế nước này vẫn đang phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu. Nếu tính trên toàn khu vực đồng tiền chúng (eurozone), thì tăng trưởng chỉ đạt 1%. Tình hình kinh tế của các quốc gia nằm ở vùng rìa đều rất trì trệ, ví dụ như Hy Lạp với GDP bị thu hẹp 1,5%.

Trước đây, viễn cảnh về một khu vực đồng euro sẽ tăng trưởng vượt Mỹ không phải là điều gì mới mẻ. Năm 1991, khi Mỹ chìm trong suy thoái thì GDP ở khu vực bây giờ chúng ta gọi là eurozone vẫn tốt. Tuy vậy, đến 1993, khu vực này lại phải chứng kiến sự sụt giảm GDP mạnh mẽ trong khi kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi. Năm 2001, kịch bản cũ lại lặp lại. Mỹ suy thoái trong khi eurozone tăng trưởng tốt. Và Mỹ lại vượt eurozone trong giai đoạn phục hồi.

Cuộc khủng hoảng tài chính mới đây cũng không phải là ngoại lệ. Kinh tế eurozone bành trướng mạnh, khi Mỹ đang gặp vận bĩ. Nhiều ý kiến ở châu Âu lúc ấy cho rằng đó chính là sự khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản Anglo-Saxon. Anh và Mỹ đã quá phụ thuộc vào tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng giả tạo, trong khi tăng trưởng của eurozone vững chắc hơn nhiều. Tuy nhiên trong 2009, GDP của khu vực lại tuột dốc nhanh hơn của Mỹ. Sự phục hồi của quốc gia bên kia bờ Đại Tây Dương vẫn đến sớm hơn, và nhanh hơn. Cho đến thời điểm hiện tại, kinh tế Mỹ bắt đầu có dấu hiệu giảm tốc, còn tình hình của khu vực đồng tiền chung châu Âu lại đang tích cực trở lại.

Vậy thì liệu có tồn tại một khuôn mẫu nào đó ở đây chăng? Cuối cùng liệu eurozone có qua mặt được nước Mỹ?

Chúng ta đều biết vấn đề vĩ mô hiện tại của Mỹ: tỷ lệ tiết kiệm thấp, góp phần làm trầm trọng hơn khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ. Eurozone thì lại gặp những vấn đề khác. Nổi trội nhất là chuyện chênh lệch tăng trưởng ngay trong khu vực, với nguy cơ khủng hoảng tài chính diện rộng đe doạ một phần của hệ thống, ngay cả khi bộ phận phía bắc của nó vẫn đang hoạt động tốt. Hơn nữa, chính Đức, nền kinh tế hùng mạnh nhất của khu vực, cũng đang gặp vấn đề với tiêu dùng. Chi tiêu tiêu dùng của quốc gia này không hề tăng trưởng kể từ 2001.

Các yếu tố trong trung hạn cũng không tươi sáng cho lắm, với dân số đang bị thu hẹp và già đi nhanh chóng, cùng với thái độ khá ảm đạm về tương lai của cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp. Hơn nữa, vẫn còn những hạn chế khiến cho các doanh nghiệp, ngay cả khi mọi chuyện tốt đẹp, vẫn không dám hy vọng nhiều vào tương lai. Các quốc gia ở phần rìa phía Nam, và ngay cả Pháp và Bỉ, đang phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nợ công. Nếu kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, thì eurozone chắc chắn sẽ chịu chung số phận.

Những vấn đề cũ sẽ trở lại khi có dấu hiệu rõ rệt của sự trì trệ, và đáng lo nhất chính là những thành viên yếu nhất của eurozone. Khi đó, những lo ngại về tương lai của đồng euro sẽ một lần nữa lại trỗi dậy.

Tác giả bài viết là ông Roger Bootle, giám đốc của Capital Economics, đồng thời đang là cố vấn kinh tế cho Deloitte.
 

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.