feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ
Nhiều chính trị gia cấp cao tại Đức và các nước châu Âu gần đây đã thông báo rằng họ là người đồng tính.
 
Chủ tịch đảng Dân chủ tự do Guido Westerwelle, vừa mới trở thành ngoại trưởng Đức, là người đồng tính. Người bạn đời của ông là nam doanh nhân Michael Mronz. Báo Bild dẫn lời ông Westerwelle cho biết người bạn trai này khiến ông vững vàng hơn.
Michael Mronz không chỉ là cố vấn quan trọng nhất của Westerwelle trong chiến dịch tranh cử, mà còn là người bảo vệ sự an toàn và ủng hộ ông mỗi khi gặp thất bại. Theo lời đồn, họ quen nhau hồi tháng 8.2003 tại một hội nghị doanh nhân ở Cologne và bắt đầu cuộc sống chung từ đó. Ở cách xa nhau hàng trăm cây số, nhưng mỗi khi có cơ hội là họ lại đi nghỉ cùng nhau.
 
Ở Đức, còn có Thị trưởng Berlin, Klaus Wowereit, và Thị trưởng thành phố Hamburg, Ole Von Beust, cũng là người đồng tính.

Tháng 2 năm ngoái, khi bà Johanna Sigurdardottir nhậm chức thủ tướng, báo chí khắp thế giới đều giật tít Iceland có nhà lãnh đạo đồng tính đầu tiên trên thế giới. Nhưng tại Iceland, giới truyền thông không đề cập đến giới tính của bà Sigurdardottir, mà chỉ đưa tin rằng báo chí nước ngoài rất quan tâm đến vị lãnh đạo mới của họ, vì bà công khai mình là người đồng tính. Bà Sigurdardottir là mẹ của 2 cậu con trai từ một cuộc hôn nhân trước đây. Hồi năm 2002, sau khi ly dị chồng, bà Sigurdardottir đã kết thân với nữ nhà văn kiêm nhà biên kịch Jonina Leosdottir.

Tại Pháp, tháng 6 năm ngoái, Tổng thống Nicolas Sarkozy đã bổ nhiệm Frédéric Mitterrand, một người dẫn chương trình đồng tính, làm Bộ trưởng Văn hóa. Thị trưởng Paris Bertrand Delanoe là người đồng tính. Tại Anh có 11 nghị sĩ trong quốc hội cũng là người đồng tính.

Năng lực quyết định

Bà Sigurdardottir đã được bầu làm thủ tướng vào ngày 1.2.2009, sau khi nội các của Thủ tướng Geir Haarde sụp đổ do khủng hoảng kinh tế. Lúc đó, Iceland lâm vào bất ổn chính trị, hệ quả của sự suy sụp về kinh tế.

Bà Sigurdardottir là một trong những chính trị gia được ưa chuộng nhất ở Iceland. Bà là thành viên của Quốc hội từ năm 1978, và trở thành Bộ trưởng Các vấn đề xã hội từ năm 1987 đến năm 1994, và một lần nữa lại giữ chức vụ này vào năm 2007. Bà đã dành hầu hết thời gian cho công việc, đấu tranh để có một hệ thống y tế và sự bình đẳng cho những người gặp khó khăn trong cuộc sống, phụ nữ neo đơn, người già, người nghèo, người tàn tật và người di cư. Trong một cuộc thăm dò dư luận gần đây của Tổ chức Gallup, có đến 73% những người được hỏi nói rằng họ hoàn toàn hài lòng với công việc bà đã làm.

Người đồng tính nói chung vẫn còn bị kỳ thị ở nhiều quốc gia, nhưng tại Iceland, xu hướng giới tính của bà Sigurdardottir không khiến công chúng quan tâm mấy. “Không ai quan tâm đến việc Sigurdardottir là một người đồng tính. Đồng tính không thành vấn đề ở đây”, AP dẫn lời Margret Bjornsdottir, một quan chức Iceland.

Tại Đức, ông Westerwelle, sinh năm 1961, người dẫn dắt đảng Dân chủ tự do từ năm 2001 và nhậm chức ngoại trưởng hồi tháng 10 năm ngoái, được xem là ngôi sao mới nổi trên chính trường Đức. Ông đã ủng hộ việc trao thêm các quyền tự do cho người đồng tính trong chiến dịch tranh cử trước đây. Ông cũng chỉ trích luật pháp Đức không cho phép các cặp đôi đồng tính được nhận con nuôi.

Hiệp hội Đồng tính tại Đức đã vui mừng trước sự thăng tiến của ông Westerwelle và hy vọng điều này sẽ trở thành một động lực nhằm thúc đẩy quyền lợi của người đồng tính.

"Chúng tôi nghĩ rằng chuyện một người đồng tính công khai trở thành ngoại trưởng là bình thường. Trên cương vị ngoại trưởng, ông ấy sẽ thảo luận cởi mở về quyền con người và sự ngược đãi đối với người đồng tính tại các nước khác", Klaus Jetz, người đứng đầu Hiệp hội Đồng tính Đức, nói.

Vẫn còn thách thức

Mặc dù các chính trị gia đồng tính là không hiếm ở các nước phương Tây, nhưng các nhà bình luận cho rằng chuyện đời tư của ông Westerwelle có thể là một vấn đề tại các khu vực như Trung Đông, nơi đồng tính luyến ái bị xa lánh. Ngay ở Đức, vẫn còn những người tỏ thái độ kỳ thị với “giới tính thứ ba”. Theo giới truyền thông, người đồng tính ở Đức vẫn chưa được an toàn tuyệt đối. Những năm gần đây đã xảy ra nhiều trường hợp các học sinh đồng tính bị bạn bè kỳ thị, tẩy chay. Bên cạnh đó, cộng đồng Hồi giáo ở Đức vẫn truyền bá những định kiến đối với giới đồng tính.

Cách đây 30 năm, khi bà Sigurdardottir bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình, Iceland lúc đó là một đất nước rất kỳ thị đối với người đồng tính. Trong 30 năm qua, tổ chức vì quyền lợi người đồng tính tại Reykjavik đã làm việc với giới truyền thông để mang lại hình ảnh mới cho người đồng tính. Giáo dục cũng đã làm thay đổi cái nhìn của công chúng và cho đến nay chỉ có 6% giáo sĩ Iceland phản đối hôn nhân đồng tính. Điều này có thể lý giải về việc truyền thông Iceland không quan tâm tới giới tính của Sigurdardottir. Nhiều biên tập viên ở thủ đô Reykjavík nói họ lờ chuyện đó đi để tôn trọng đời tư của bà, theo Time.

Hiện nay, ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, người đồng tính vẫn chưa được thừa nhận trong xã hội. Sự phân biệt đối xử và kỳ thị chính là một trong những gánh nặng lớn cho cuộc sống của những người đồng tính và họ vẫn còn phải tiếp tục đấu tranh lâu dài cho quyền lợi của mình.

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.