feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ

Sách dịch, sách điện tử và vấn đề xuất bản số là những nội dung được nhiều nhà xuất bản (Nxb) quan tâm nhất trong hội thảo “ Hoạt động xuất bản trong cơ chế thị trường ở CHLB Đức” diễn ra trong khuôn khổ Hội chợ sách Việt Nam 2010 tại Triển lãm Giãng Võ, Hà Nội.

Hội thảo do TS Christoph Links đến từ Berlin thuyết trình. Hội thảo nhận được nhiều sự quan tâm, chia sẻ của những người tham gia, đặc biệt là đại diện những Nxb như: Nxb Trẻ, Nxb Tri thức, Nxb Tài chính, Nxb Bách Khoa…, bởi đã cung cấp những thông tin hữu ích cho một thị trường sách nhốn nháo muôn hình vạn trạng từ in lậu đến bán phá giá như hiện nay của Việt Nam.

Có từ 3 – 5 đầu sách dịch từ tiếng Việt mỗi năm

Bên cạnh đó, sách dịch cũng chiếm một vị trí quan trọng trong thị trường sách Đức khi số lượng sách dịch ở nước ngoài lên đến 11.800 đầu sách trong năm 2009. Vấn đề sách dịch cũng được nhiều thành viên tham dự hội thảo quan tâm. Theo TS Christoph Links, trong số sách dịch tại Đức, sách dịch từ tiếng Anh chiếm tỷ lệ lớn nhất và cũng được hỗ trợ về kinh phí, sau đó đến tiếng Pháp. Về sách dịch từ tiếng Việt, theo ông, hàng năm có rất ít sách dịch từ tiếng Việt sang tiếng Đức, chỉ khoảng 3 – 5 cuốn/năm bởi không có sách tiếng Việt đạt giải quốc tế nên ít được biết đến.

Còn đối với sách dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt, theo thống kê của Viện Goethe, trong những năm qua, có khoảng 180 tác giả với trên 250 tác phẩm Đức ngữ đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam, trong đó có 85 tác giả văn chương với trên 200 tác phẩm và 23 tác giả thuộc các lĩnh vực triết học và khoa học với 42 tác phẩm. Nhìn tổng thể, sách dịch Đức - Việt tương đối thiếu vắng và đứt quãng. TS. Almuth Meyer-Zollitsch - Viện trưởng viện Goethe cho biết thêm sẽ sẵn sàng hỗ trợ kinh phí cho các Nxb.

Vấn đề cơ cấu giá thành cho một cuốn sách tại Đức cũng được nhiều Nxb quan tâm. TS Christoph Links cũng khá cở mở khi cho biết cụ thể cơ cấu như sau: Chi phí cho nhà bán lẻ chiếm 40%, chi phí cho trung tâm phân phối và tiếp thị đều ở mức 5%; chi phí cho tác quyền tác giả là 10%; chi phí cho in ấn và Nxb đồng hạng là 20%. Ngoài ra, ông cũng cho biết thêm tỷ suất lợi nhuận sau khi bán mỗi cuốn sách là khá thấp, trung bình từ 3 – 5%, Nxb lớn có thể có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn là 6 - 7%.

Một trong những điều luật quan trọng nhất về xuất bản sách tại Đức là luật về giá sách cố định, ban hành năm 2002. Theo đó, mỗi cuốn sách có giá trị cố định trong toàn quốc, bất kể bán ở chuỗi siêu thị lớn hay hiệu sách nhỏ ở ngoại ô, bán dưới giá hay trên giá đều có thể bị kiện ra tòa. Điều này hạn chế tình trạng in lậu và bán phá giá chứ không giống như ở Việt Nam, mạnh ai nấy bán, có khi còn tùy khách hàng mà có thể nâng giá sách. Ngoài ra, thuế VAT được ấn định ở mức ưu đãi 7% trong khi các hàng hóa bình thường chịu thuế 19%. Điều này phần nào lý giải tại sao Đức là một trong ba quốc gia đọc sách lớn nhất thế giới!

Sách điện tử và vấn đề xuất bản số

Sách điện tử (ebook) đang trở thành một trào lưu của các Nxb trên thế giới. Sách điện tử và xuất bản số cũng là vấn đề rất được chú ý và thảo luận sôi nổi. TS Christoph Links phải khá “vất vả” mới giải đáp hết những thắc mắc bởi dẫu sao đây cũng là vấn đề mới mẻ đối với các Nxb VN.

Nước Đức là một trong ba quốc gia đọc sách lớn nhất thế giới bên cạnh Anh và Trung Quốc. Năm 2009, có tới 93.124 đầu sách mới ra mắt tại quốc gia này. Trong đó, các đầu sách văn học chiếm con số 13.931, tương ứng với 14.9%. Sách văn học cũng được bán rất chạy tại Đức, chiếm tỉ trọng 33.8% tổng số doanh thu. Các đầu sách cho thanh thiếu niên chiếm 15.7% trong số các ấn phẩm mới; 14.1% là loại sách cẩm nang.

TS Christoph Links nhận định: “Thị trường hiện nay phải chấp nhận giá sách điện tử thấp hơn giá sách in khoảng 20%. Điều này có thể gây khó khăn bước đầu cho các Nxb nhưng đó lại là thị trường cực kỳ tiềm năng. Các nxb sẽ có cơ hội sử dụng nhiều lần cùng một nội dung và cung cấp một lần nữa các sách đã bán hết ở dạng số hóa. Thêm vào đó, nhờ công năng tìm kiếm, người mua có thể dễ dành tìm được nội dung mong muốn, qua đó sẽ tăng doanh thu. Ví dụ như Amazon có “Search inside the book”, “Google có Google Book…”.

Sách điện tử cũng sẽ mang đến cho người mua nhiều thứ hơn là sách in, chẳng hạn như: bổ sung thêm đường dẫn, các yếu tố đa phương tiện như: một đoạn ghi âm để nghe thử, cảnh trích từ phim hay các tài liệu bổ sung….Hơn nữa, ở dạng điện tử, Nxb không nhất thiết phải bán cả cuốn sách mà có thể bán từng chương một. Điều này sẽ khiến cho người mua hứng thú và nhất là tiết kiệm được cho họ. Tuy nhiên, việc mua từng phần như vậy sẽ là khó khăn cho các Nxb bởi kéo theo đó là việc thanh toán cũng phải thay đổi, xẻ nhỏ hơn và gây mất thời gian, nhất là với các tác phẩm hợp tuyến hay kỷ yếu.

Thêm vào đó, vấn đề chống sao chép lậu cũng là một khó khăn lớn, thậm chí TS Christoph Links còn cho rằng sẽ không bao giờ kiểm tra được tuyệt đối. Nhưng có thể hạn chế bằng nhiều cách như: quản lý tác quyền bằng kỹ thuật số, mã hóa tên khách hàng và số hợp đồng, bộ phận tác quyền phải thường xuyên kiểm tra các quyền của mình trên mạng, khi có lý do phải cảnh báo hoặc có thể khiếu kiện…

Chi Anh


Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.