feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ
Theo khuyến nghị của các chuyên gia kinh tế tại buổi tọa đàm về mô hình tăng trưởng kinh tế do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức mới đây, thị trường tài chính Việt Nam đang có sự mất cân đối khá lớn giữa thị trường tín dụng, thị trường chứng khoán (TTCK) và thị trường trái phiếu.

Hệ quả của sự “lệch pha” này đang tác động bất lợi đối với tình hình diễn biến kinh tế vĩ mô. Vì vậy, tái cấu trúc thị trường tài chính là vấn đề Việt Nam cần đặc biệt quan tâm.

Không nên để thị trường chứng khoán phát triển quá nhanh

Tuy không đưa ra một định lượng cụ thể về quy mô phát triển của TTCK, nhưng xuất phát từ thực tiễn thành công của thị trường tài chính các nước Đông Á, GS.TS Hansjorg Herr, Trường đại học Kinh tế - Luật Berlin (Đức) khuyến nghị, Việt Nam chỉ nên phát triển TTCK ở mức độ vừa phải, tránh xu hướng để thị trường này lấn át so với thị trường tín dụng và thị trường trái phiếu. Theo ông nếu đặt trong mối tương quan với thị trường tín dụng, TTCK cần ở quy mô hẹp hơn, thì mới có lợi cho nền kinh tế. Nguyên nhân là dòng vốn ra - vào TTCK có diễn biến rất nhanh, nên mỗi khi nền kinh tế vĩ mô biến động không tích cực sẽ khiến TTCK có những phản ứng tiêu cực trở lại nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động của các DN. Hơn nữa, ngay cả khi Việt Nam xây dựng thành công các công cụ quản lý dòng vốn, nhất là dòng vốn ngoại trên TTCK, khi nền kinh tế toàn cầu có biến động cũng rất khó giữ dòng vốn này ở lại lâu. Và khi đó, hệ lụy thật khó lường. Còn theo TS. Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, mặc dù biết rằng, TTCK phát triển quá nhanh nhưng rất khó đưa ra một giới hạn cho sự phát triển của TTCK, trong tổng thể chiến lược phát triển thị trường tài chính. Theo ông Thành, thay vì loay hoay, thậm chí sẽ gặp bế tắc khi đi tìm giới hạn này, Việt Nam nên phát triển thị trường tài chính theo hướng đa dạng, đồng đều và luôn nằm trong tầm kiểm soát chặt chẽ, để tận dụng thế mạnh, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của TTCK đối với nền kinh tế. Chia sẻ ý tưởng của ông Thành, bà Vũ Thị Kim Liên, Phó Chủ tịch UBCK Nhà nước nhìn nhận, từ đầu năm đến nay, các DN cũng như nhiều ngân hàng đã tận dụng triệt để TTCK cho mục đích tăng vốn khiến thị trường luôn trong tình trạng “cung vượt cầu”. Đây là hệ quả của sự phát triển thị trường tài chính không đồng đều. Muốn giải bài toán này cần theo đuổi mục tiêu phát triển thị trường TTCK phải cân bằng với thị trường tín dụng.

Cần tạo thế cân bằng trên thị trường tài chính

Quan điểm phát triển đồng bộ, hiệu quả thị trường tài chính dựa trên 3 trụ cột: thị trường tín dụng, TTCK và thị trường trái phiếu nhận được sự ủng hộ của nhiều chuyên gia kinh tế. Theo T.S Lê Đăng Doanh, cùng với tạo điều kiện cho 3 thị trường này phát triển hiệu quả, phải rất chú trọng hoạt động kiểm tra, giám sát quá trình vận hành của thị trường tài chính. Thực tiễn cho thấy, một thị trường tài chính càng phát triển đa dạng, tinh vi, thì càng đòi hỏi phải giám sát chặt chẽ, để chủ động ứng phó với những tình huống phát sinh, tránh tác động tiêu cực đến sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống tài chính.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, nhu cầu vốn của nền kinh tế, nhất là của DN rất khác nhau tuỳ thuộc vào ngành nghề, đặc thù kinh doanh. Bởi vậy, việc phát triển hiệu quả đồng thời 3 cấu phần của thị trường tài chính là: thị trường tín dụng, TTCK và thị trường trái phiếu là để tạo ra các kênh tài trợ vốn phù hợp hơn, hiệu quả hơn cho DN. Đã đến lúc Việt Nam cần xây dựng một chiến lược phát triển thị trường trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu DN rõ ràng, chứ nếu chỉ dừng lại ở những kêu gọi chung chung như hiện nay, thì rất khó tạo ra cuộc “cách mạng” cho thị trường tài chính.

Riêng thị trường tín dụng, các chuyên gia khuyến cáo cũng cần có bước đổi mới mạnh mẽ. Mục tiêu của động thái này, theo GS.TS Hansjorg Herr, cần áp dụng các chuẩn mực quốc tế sâu rộng hơn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đặc biệt, để tránh tác động xấu đến nền kinh tế, cũng như bản thân các ngân hàng, Việt Nam cần có chính sách đồng bộ điều tiết tín dụng sao cho nguồn vốn đổ nhiều hơn vào khu vực sản xuất, thay vì đang “chảy” vào một số lĩnh vực đầu cơ cao, mà điển hình là bất động sản như hiện nay. Do đó, trong bất kỳ tình huống nào, ngân hàng trung ương phải kiểm soát được tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng thương mại, để có chính sách điều tiết phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
 
 

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.