feed-image

Hãy nhấn „Thích Trang“ để theo dõi tin tức cập nhật của Tạp chí Hương Việt trên trang Facebook của bạn!

BỎ QUA

Op2 1140X206P 1 frame

Phông chữ
Ủy ban quốc tế về chống ung thư đã gọi dioxin là chất gây ung bướu hàng đầu. Mối quan tâm tới dioxin bùng phát hiện tại được "hâm nóng" bởi scandal thịt bị nhiễm độc tại Đức. Trong y học không hề tồn tại khái niệm liều lượng an toàn của dioxin. Ngay cả với lượng nhỏ chất độc này cũng đe dọa cho sức khỏe con người bởi có khả năng gây nên những căn bệnh nặng.

Độc tố tác động chậm nhưng giết người – người ta thường đánh giá như vậy về nhóm các hợp chất độc hại tổng hợp, được gọi chung là dioxin. Lần đầu tiên, thế giới nhận thức được tính chất nguy hiểm cao của dioxin sau khi người Mỹ sử dụng vũ khí sinh học Chất độc da cam /Agent Orange/ tại Việt Nam: hậu quả di truyền của chiến tranh hóa học đã ảnh hưởng đến nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam. Vụ người bị nhiễm độc dioxin tập thể nặng nhất xảy ra năm 1976 ở thị trấn Seveso của Ý. Khi ấy trong vụ nổ tại một nhà máy sản xuất, 20 kg dioxin đã phát tán vào không khí. Chỉ sau đó vài giờ, trên da của người dân thị trấn đã xuất hiện những đốm đỏ, và hai tháng sau đó, những người bị nhiễm liều lượng cao mắc chứng ban clor (chloracne). Bệnh này kèm theo sự hình thành sừng ở biểu bì, rối loạn sắc tố da và chứng rậm lông. Chưa có phương thuốc nào điều trị được chloracne.

Độc tố dioxin tác động trước hết đến hệ miễn dịch và chức năng sinh sản của nam giới và phụ nữ. Đồng thời ở bà mẹ, thai nhi cũng chịu ảnh hưởng, xuất hiện những khuyết tật bẩm sinh, chẳng hạn sứt môi, phát triển chậm, rối loạn thần kinh. Ở người trưởng thành, cũng có thể quan sát thấy các vấn đề về thần kinh và trí nhớ. Nhiễm độc dioxin còn gây nên các bệnh ung thư gan, vú và phổi. Những độc tố này lưu hành trong máu, lắng vào mô mỡ và chất béo của tất cả các tế bào của cơ thể.

“Dioxin gây ô nhiễm môi trường là vấn đề toàn thế giới”, - nhà độc chất học của Matxcơva Yuri Ostapenko nói với Đài “Tiếng nói nước Nga”. - “Có nhiều dạng dioxin, có tiếng cũng như ít được biết đến. Mối nguy hiểm ở chỗ, chúng thoát khỏi cơ thể con người rất chậm và tích lũy lâu trong môi trường. Đáng tiếc, đây là sản phẩm mà con người làm ra”.

Các nhà máy không được trang bị bộ lọc đặc biệt, đốt rác như túi và chai nhựa thải vào không khí hàng tấn hợp chất dioxin, được cây cối và đất nhanh chóng hấp thụ. Nguy hiểm không kém là sự xả khí của các phương tiện giao thông, cơ sở sản xuất hóa chất, hoá chất nông nghiệp, kỹ thuật điện và công nghiệp cellulose, những nơi sử dụng công nghệ clo. Còn một yếu tố khác là sự tồn tại thói quen nguy hiểm đối với sức khỏe như hút thuốc. Theo tỷ lệ thống kê, 10% chất dioxin lọt vào cơ thể người cùng với không khí và bụi qua phổi và da, 90% còn lại - từ nước và thực phẩm thông qua dạ dày.

Nga ngừng mua thịt lợn và gia cầm ở Đức, ngay sau khi được biết rằng các sản phẩm này nhiễm dioxin. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nguy cơ thâm nhập loại thịt này vào thị trường thực phẩm Nga qua các hợp đồng tái xuất thông qua nước thứ ba. Bác sĩ trưởng Vệ sinh dịch tễ Nga Gennady Onishchenko người lãnh đạo Rospotrebnadzor nhận xét: “Thịt gia súc từ Đức có thể bỗng lọt vào một nước thứ ba, được đổi tên chủ, cấp mác hiệu khác và nhập vào Nga. Vì vậy, chúng tôi rất chăm chú theo dõi diễn biến, yêu cầu Đức và Liên minh châu Âu cung cấp số liệu về lượng thịt bị ô nhiễm? Bao nhiêu trong số thịt này đã được tiêu hủy và bằng cách nào? Đâu là đảm bảo rằng chúng sẽ không lọt qua các nước thứ ba?”

Kể từ đầu tháng Giêng năm nay, các chuyên gia châu Âu đã thanh tra gần 600 trang trại chăn nuôi ở Đức: phát hiện 8 cơ sở có chỉ số cao về dioxin. Phía Nga vẫn giữ câu hỏi về thủ tục tiêu hủy các sản phẩm không được phép tiêu thụ. Và trong khi chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng, "tình hình thịt ô nhiễm dioxin vẫn sẽ làm chúng tôi lo lắng," – lãnh đạo Cơ quan Rospotrebnadzor khẳng định.

Thêm bình luận

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI CẬP NHẬT

QUẢNG CÁO
tapchihuongviet.eu 2020 02 07 um 17.29.59
tapchihuongviet.eu 2019 07 19 um 15.05.46
banner fam right

Hội chợ 'Việt Nam tại Đức' thu hút khách tham quan

Trong khuôn khổ Hội chợ Xuân AFA 2020, Tạp chí Hương Việt tổ chức sự kiện đặc biệt với chủ đề "Việt Nam tại Đức" nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (1975-2020).

tapchihuongviet_treviet_vdKỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt

Kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Hương Việt, đồng thời hướng tới 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức. Tạp chí Hương Việt cùng các Hội đoàn người Việt phía Tây-Nam nước Đức đã tổ chức chương trình Lễ hội văn hoá Việt Nam - Hương Việt 2019.